Hôm nay,  

Văn Nghệ Ở Tỉnh Lẻ

22/09/200300:00:00(Xem: 4849)
Bạn,
Theo báo quốc nội, vài năm gần đây, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long rộ lên các chương trình ca nhạc mang tính chất giao lưu, giới thiệu tác giả- tác phẩm mới hay kỷ niệm các ngày lễ hội lớn. Tham gia biểu diễn các chương trình này, ngoài lực lượng cây nhà lá vườnÕ, còn xuất hiện ngày càng nhiều những ngôi sao ca nhạc lớn nhỏ, được mời từ Sài Gòn. Và tất nhiên, cũng có mặt những ngôi sao chưa hề tỏa sáng. Các chương trình ca nhạc sống này đã khuấy động cái không khí âm nhạc vốn trầm lắng bao nhiêu năm ở vùng đất này. Tuy nhiên, trong các buổi biểu diễn ca nhạc này cũng có nhiều hiên tượng mà báo quốc nội gọi là hội chứng "nghèo văn hóa", bộc lộ rõ qua lời nói, cách ăn mặc và biểu diễn của một số ca sĩ trẻ. Báo Người Lao Động viết như sau.
Thuộc hội chứng "nghèo văn hóa" phổ biến nhất là cách ăn nói của các ca sĩ đối với công chúng thưởng thức. Lên sân khấu, đa số các ca sĩ gọi khán giả là các bạn! Đành rằng, trong giới khán giả, lớp trẻ thường chiếm đa số. Nhưng cũng không ít các vị thuộc hàng cha mẹ, chú bác, ông bà của ca sĩ đang biểu diễn. Vậy mà, các ca sĩ cứ các bạn tất tần tật, không hiểu rằng mối quan hệ giữa người biểu diễn và công chúng thưởng thức là mối quan hệ giao tiếp mang tính xã hội, lời lẽ xưng- gọi phải bảo đảm sự trang trọng, lịch sự. Không lẽ các ca sĩ trẻ chưa được học bài học xưng- gọi vỡ lòng này"

Cách nói năng, sự hiểu biết của một số ca sĩ còn đáng kinh dị hơn. Trong một buổi biểu diễn ở tỉnh Vĩnh Long gần đây, có một ngôi sao ca nhạc thuộc vào loại... mờ mờ đã gào lên rằng: Các bạn ơi, T. đang... sung lên nè! Các bạn có thấy sung không".
Còn ca sĩ K., trong một buổi biểu diễn khác ở tỉnh này, lại phục sức rất nghèo, cái đáng giá, đáng giấu đều lồ lộ trước con mắt của bàn dân thiên hạ. Thế nhưng, khán giả lại ỉu xìu ra, khi cô ca sĩ này hát bài thứ hai: Tình như sương khói, bài hát chẳng ăn nhập gì với chủ đề của đêm biểu diễn. Người ta xì xào thắc mắc: Chả lẽ ca sĩ này đã nghèo áo quần, lại còn nghèo luôn bài bản. Hay là nghèo thứ gì gì đó ở trong đầu"
Bạn,
Nêu ra hiện trạng trên, báo Người Lao Động viết tiếp: "Cuộc sống quanh ta còn nhiều thứ nghèo. Nghèo cơm áo, gạo tiền. Nghèo trình độ tri thức chuyên môn. Nghèo tình nghĩa, tâm hồn và nghèo văn hóa. Thứ nghèo nào cũng đáng sợ."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.