Hôm nay,  

Khi Trẻ Nhập Cư Kiếm Sống

08/05/200100:00:00(Xem: 4964)
Bạn,
Những cậu bé được nhắc đến trong lá thư này vẫn còn ở độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” thế nhưng đã phải xa quê, đến Sài Gòn mong tìm một cơ hội thay đổi cuộc sống. Một trẻ rủ thêm một trẻ khác, các em đưa nhau lên thành phố, cùng làm những công việc giống nhau, tạo thành các tập đoàn lao động nhập cư trẻ. Báo Thanh Niên đã viết con đường mưu sinh của các lao động trẻ em nhập cư như sau.

Đội trẻ em bán dừa dạo ở công viên Lam Sơn trước nhà hát thành phố có hơn 30 người, trong đó phần lớn là những cô, cậu bé tuổi chỉ mới 13, 14 tuổi. Tất cả đều ở cùng quê Gò Công Tây (Tiền Giang) và đều nối nghiệp bán dừa dạo theo truyền thống gia đình. Một bé tên Thuận nói: Đứa nào cũng vậy, hễ đến tuổi gánh nổi gánh dừa là bắt đầu rời quê. Ba mẹ, dì rồi 7 anh chị em nhà Thuận đều đã làm nghề này, bây giờ đến Thuận mỗi ngày phải gánh trên vai gánh dừa còn nặng hơn trọng lượng cơ thể mình. Mười ba tuổi nhưng nhìn Thuận như một cậu bé mới lên 7-8. Cô bé Lê Thị Mộng Tuyền cũng thế. Ba mẹ ly dị, ba lấy vợ khác, mẹ bị bệnh phải thường xuyên nhập viện. Tuyền 14 tuổi và người anh trai 17 tuổi phải tự bươn chải, theo người đi lên Sài Gòn, gia nhập đội ngũ bán dừa gần 2 năm nay. Công việc của những trẻ em này bắt đầu từ tờ mờ sáng: dậy sớm, đi bộ đến vựa dừa, rồi bắt đầu cuộc hành trình từ 7 giờ sáng đến 11 giờ đêm với gánh dừa nặng gần 30 kg trên vai, đi dọc theo các con đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, xuống bến Bạch Đằng. Tối về lại chen chúc nhau ngủ ở vựa dừa Bến Vân Đồn, gần cầu Calmette. Tuyền tâm sự: Cực lắm, tối nào chân cũng mỏi rã rời, bán hết 24 trái dừa cũng chỉ lời được 10 ngàn đồng đến 20 ngàn đồng. Nhưng chán nhất là những ngày bán ế, cả lũ ngồi buồn xo, quẳng gánh, chẳng ai nói với ai tiếng nào.

Ngoài nhóm trẻ bán dừa, còn có nhóm làm thuê ở các quán phở Bắc, trong đó có phở-miến Bắc Hà khá đặc biệt bởi phụ trách các khâu từ giữ xe, chạy bàn đến đứng bếp đều là những cậu bé nhỏ người nhưng tỏ ra rất thạo việc, nhanh nhẹn. Tất cả đều cùng quê ở xã Nam Thành, tỉnh Nam Định, các cậu bé được tuyển thẳng vào làm việc ở các tiệm phở Bắc, chủ các quán phở này là người Nam Định, nên gần 10 năm nay, họ đều tuyển nhân công từ quê mình. Trung bình mỗi quán phở có 15 người, chia ca làm việc suốt từ 5 giờ sáng đến 12 giờ đêm. Một trong bốn bếp trưởng ở quán phở Bắc Hà trên đường Nguyễn Du cho biết: Tuy công việc vất vả, phải thức khuya, dậy sớm nhưng dù sao vẫn tốt hơn ở quê, ngoài việc làm ruộng ra, chẳng biết phải làm gì sau khi nghỉ học. Vào đây làm, mỗi tháng cũng phụ giúp được gia đình chút ít. Quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn ở các quán phở, vẫn chưa biết gì về thành phố được xem là nhộn nhịp nhất VN, bởi hầu như thời gian rảnh rỗi ít ỏi trong ngày thường được các cậu bé dành để ngủ lấy sức. Thường mỗi năm các cậu về quê một lần, nhưng cũng có trường hợp như một em làm ở quán Bắc Hà, đường Nguyễn Du, đã bốn năm nay chưa về thăm nhà lần nào. Em nói: Nhớ quê lắm, nhưng các dịp lễ, Tết lại là thời điểm đông khách nhất.

Bạn,
Một em bé theo nghiệp bán dừa tâm sự với phóng viên: Bán hết tháng này, em sẽ về quê, trở lại với công việc đi chăn vịt, cắt lúa, gáng lúa mướn. Mỗi tháng tuy chỉ được 200 đến 300 ngàn nhưng cảm thấy dễ chịu hơn, không quá xô bồ như ở đây. Không riêng gì Út mà một số cậu bé đang theo nghề này cũng có ý định hồi hương vì ngán cảnh ngày nào cũng ngược xuôi với 30 kg dừa đè nặng trên vai. Và đâu chỉ có những nhọc nhằn với nỗi buồn xa quê, các cô cậu bé ấy đang dần nhận ra rằng sẽ khó có tương lai với gánh dừa hay chân chạy bàn và Sài Gòn chưa hẳn là miền đất hứa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.