Hôm nay,  

Dân Nghèo Bỏ Xứ Ra Đi

29/01/200200:00:00(Xem: 5285)
Bạn,
Theo báo Người Lao Động, những năm gần đây, do cuộc sống khốn khổ, rất nhiều nông dân ở một số huyện thuộc tỉnh Cần Thơ đã phải rời bỏ ruộng đồng ở quê nhà đi kiếm việc làm ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, có người ra đến tận miền Trung tìm kế mưu sinh. Riêng tại huyện Phụng Hiệp, chỉ trong năm 2001, gần 14,000 dân huyện này bỏ xứ ra đi. Báo NLĐ dẫn lời của 1 viên chức huyện này cho biết: "Một trong những nguyên nhân người dân bỏ xứ ra đi là do đời sống kinh tế ở địa phương hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Vì Phụng Hiệp là một huyện đất hẹp người đông, trong khi đó, huyện chỉ có độc canh cây lúa, mía. Những năm gần đây, lúa, mía luôn thất bát nên đời sống người dân đã nghèo lại càng khổ thêm. Người dân ra khi chính là để kiếm cái ăn trước mắt, nhưng cũng có nhiều người ra đi vì không chấp nhận cái nghèo ở quê nhà, muốn đến nơi khác làm ăn để mong đổi đời, khá giả hơn." Trình bày về tình cảnh của nông dân ở huyện Phụng Hiệp, báo NLĐ ghi nhận như sau.

Theo thống kê của các ngành chức năng ở Phụng Hiệp mới đây, số người bỏ xứ phần lớn đến sống ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương và một số tỉnh miền Tây. Công việc chính của họ là làm thuê cho các trang trại, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp. Chẳng biết những người bỏ xứ ra đi có kiếm được công ăn việc làm tốt hơn ở quê nhà hay không, nhưng nhìn thấy cảnh người bán đất, kẻ bán nhà thì thật quá đau lòng. Một viên chức xã Tân Bình, xã có số người bỏ xứ ra đi nhiều nhất ở huyện Phụng Hiệp, cho biết: "Tính từ đầu năm 2001 đến nay, toàn xã đã có 58 gia đình với 323 người đã bán nhà, bán đất bỏ xứ ra đi, hay xin tạm vắng dài hạn để đi xứ khác làm ăn...tất cả họ đều là những người nghèo khổ."

Chị Lê Thị Cẩm Hồng, nhà ở ấp Tân Phú, xã Tân Bình cho biết: ba mẹ con sống nhờ mấy công ruộng, nhưng 2-3 năm liền hết trồng mía tới làm lúa đều bị lỗ, cuối cùng đành phải bán đất trả nợ rồi dắt dìu nhau ra tới tận Quảng Bình để làm thuê kiếm sống. Còn trường hợp anh Hoàng Văn Hai, ở ấp Tân Hòa, cũng rất thương tâm: cha mẹ để lại mấy công ruộng, hai vợ chồng dù đã cố công nhưng vẫn không đủ ăn mà còn lâm nợ, túng quá đành bán đất trả nợ rồi dắt vợ cùng ba đứa con lên Bình Dương làm thuê. Trường hợp của ông Lê Văn Thái, nhà ở ấp Tân Quới Lộ thì bi đát hơn. Trước đây ông có 15 công đất, do biết dành dụm làm ăn nên khấm khá. Và với quyết tâm làm giàu, ông vay ngân hàng 30 triệu đồng, cộng thêm vốn nhà, ông mua mấy cái máy suốt lúa để đi suốt mướn. Chẳng may công việc làm ăn gặp hồi mạt vận, vốn liếng bỏ ra chẳng thu lại được mà còn thêm nợ ngân hàng. Ông bán hết đất, cộng với đống sắt vụn máy suốt cũng chỉ đủ trả cho ngân hàng hơn 10 triệu đồng. Hai mươi triệu đồng nợ ngân hàng còn lại, cộng thêm các khoản nợ khác, chẳng còn phương cách nào để trả, ông đành bỏ trốn.

Bạn,
Cũng theo báo NLĐ, dân các xã ở huyện Phụng Hiệp bỏ xứ ra đi cũng là tại cái nghèo. Họ nghèo do không có đất sản xuất, nghèo do làm ăn không gặp thời, nên buộc lòng họ phải ra đi kiếm tìm việc làm, dù phải bán vé số, làm phụ hồ, rửa chén ở các quán ăn, hay đi may gia công ở các xí nghiệp. Một phụ nữ tên Hồng, trong một lần về thăm quê mới đây, kể lại: Ba mẹ con dắt nhau ra tới tận Quảng Bình. Tôi thì rửa chén cho nhà hàng, hai đứa nhỏ kêu gì làm nấy, vậy mà mỗi tháng kiếm cũng gần 700 ngàn đồng. Còn lúc ở nhà làm ruộng, cả năm trời chưa dư được một đồng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.