Hôm nay,  

Dòng Sông Trong Phố

14/06/200000:00:00(Xem: 6805)
Bạn,
Trong một lá thư trước, chúng tôi có kể với bạn nghe tình trạng hàng trăm con đường ở nội thành Sài Gòn “hết bị lấp thì lại bị đào”, chính cái tuần hoàn lấp đào này mà trong những tuần vừa qua, khi những trận mua đầu mùa đổ xuống, tiếp đó là vài cơm mưa lai rai nhưng đã làm nhiều con phố trở thành những dòng sông uốn cong trong thành phố. Báo Người Lao Động mô tả tình trạng này qua đoạn ký sự dưới đây.

Bà con ở dọc tuyến đường Hùng Vương đoạn mở rộng (than thở): “Đường đang không ngập, nhà nước đào lên làm đường. Ngập, chủ đầu tư nói đó là chuyện của ngành thoát nước. Thế nhưng ngành thoát nước bảo ai làm đường, người đó chịu. Dân chúng tôi biết kêu ai bây giờ"” Hùng Vương là con đường huyết mạch từ miền Tây vào thành phố trong thời gian gần đây bị kẹt xe nhiều giờ liền cũng chỉ vì ngập nước. Mới đây, dù rất miễn cưỡng, chủ đầu tư đã phải hợp đồng với ngành thoát nước để giải quyết tình trạng ngập bằng nguồn kinh phí dự phòng của công trình. Cứ lấn rạch, lấn sông, lấp hồ, lấp ao để xây nhà, xây khu vui chơi không cần biết nước thải sẽ đi về đâu" Kênh Hàng Bàng, vùng Hố, Hồ Kỳ Hòa là những ví dụ. Vòng xoay Phú Lâm, đường Đặng Nguyên Cẩn làm xong thì toàn bộ khu dân cư phường 13, 14, cư xá Phú Lâm B, khu vực Bà Hom, đường Tân Hòa Đông, quận 6 bị ngập. Theo công ty Thoát nước Đô Thị, đến cuối năm 1999 cả Sài Gòn có đến 136 điểm ngập. Còn đến tháng 6/2000, con số cụ thể vẫn là con số ảo, nhưng chắc chắn không dưới con số 136.

Cũng theo báo Người Lao Động, thật ra chẳng ai quan tâm là Sài Gòn có bao nhiêu điểm ngập, mà hầu như mọi người chỉ muốn biết mùa mưa năm nay ở đâu hết ngập. Ông Võ Quang Kế, giám đốc Công ty Thoát Nước Đô Thị, cho phóng viên báo trên biết: Phương án xóa ngập 25 điểm mà giám đốc sở Giao thông Công chánh yêu cầu công ty giải quyết, đó là 6 dự án thoát nước và 9 công trình giao thông. Dự án Nguyễn Thượng Hiền và dự án Nguyễn Văn Đậu sẽ được khởi công vào đầu tháng 6-2000. Dự án Tân Kỳ Tân Quý khởi công vào đầu tháng 6-2000. Ba dự án còn lại sẽ được đưa ra đấu thầu trong tháng 6. Thời gian thi công sớm nhất cũng sẽ hoàn thành cuối năm nay. Như vậy những công trình trên chỉ có tác dụng vào mùa mưa năm sau mà thôi.

Bạn,
Trình bày thực trạng phòng chống ngập, viên giám đốc đã mô tả cho phóng viên bức tranh toàn cảnh về hệ thống thoát nước thành phố Sài Gòn. Đó là một hệ thống nhỏ, lâu đời, quá tải, không đủ năng lực để thoát nước. Địa bàn thành phố Sài Gòn lại có nhiều khu vực quá thấp. Với chế độ bán nhật triều, mỗi ngày thủy triều lên hai lần, nhiều nơi không có mưa vẫn có thể ngập nước. 25 năm qua, dù hệ thống có được mở rộng thêm từ 450 km lên 770 km nhưng chủ yếu chỉ chạy lòng vòng trong thành phố chứ không thể mở thêm được ra sông hay ra kênh. Viên chức này cho biết thêm: Chưa tính đến chương trình phòng chống ngập, chỉ riêng việc nạo vét bùn đất, sửa chữa cống bị sụp, thay hầm ga, nấp ga hư, bể mỗi năm công ty thoát nước đô thị cần 79 tỉ đồng, nhưng thành phố chỉ chi một phần ba số đó: Năm 1999 thành phố chi 29 tỷ đồng, còn năm nay 26 tỷ đồng. Với kinh phí như trên, năm nay công ty thoát nước chỉ có thể hứa là sẽ làm giảm thời gian và độ sâu ngập ở những điểm ngập trọng điểm bằng cách nạo vét, duy tu sửa chữa hệ thống cống, làm 13 van ngăn triều ở khu vực bị ảnh hưởng triều cường.

Theo lời viên giám đốc công ty Thoát nước Đô Thị thì trong mùa mưa năm nay, hơn 130 con đường trong nội thành Sài Gòn vẫn tiếp tục bị ngập nước để biến thành những dòng sông trong phố.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xăng giả làm cháy xe khách? Hay vì nổ bánh xe gây ra? Câu chuyện ở Sóc Trăng: Cháy xe khách ở Sóc Trăng, có liên quan đến xăng giả Trịnh Sướng?
“Điều 12 của Luật Phòng chống tác hại của rượu bia quy định: Quảng cáo không thể hiện các nội dung như: Có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
Miền Tây bị cơn thiếu nước hành thê thảm… Báo Con Người & Thiên Nhiên kể: Mấy tháng nay, người dân ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang khổ sở với đợt hạn hán gay gắt. Họ mòn mỏi chờ mưa xuống do không thể sạ lúa
Xuất cảnh là phải nộp thuế… Hóa ra trước giờ, trốn thuế vẫn được xuât cảnh chăng?
Chuyện thanh tra tới vòi tiền là bình thường… nhưng bị lộ mới là chuyện lạ… Báo Thanh Niên kể: Liên quan đến vụ việc Đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng bị Công an tỉnh Vĩnh Phúc lập biên bản hành vi vòi tiền ngày 12.6, đến chiều ngày 13/6/2019, nhóm 5 cán bộ trong đoàn thanh tra Bộ này vẫn bị tạm giữ tại Vĩnh Phúc.
Cho vay cắt cổ là hiện tượng phổ biến… Cá mập chủ nợ nhìn đâu cũng thấy… Báo Sức Khỏe & Đời Sống kể chuyện Nha Trang: Nạn cho vay nặng lãi, tín dụng đen đang phát triển ngày càng rầm rộ và phức tạp ở Nha Trang (Khánh Hòa).
Báo Giác Ngộ kể về vị Đại đức mở lớp dạy ngoại ngữ, kỹ năng cho bạn trẻ… Đây hẳn nhiên là một mô hình cần áp dụng ở khắp nơi để giúp giới trẻ học tiếng Anh sớm hơn.
Lại chuyện bằng cấp bất minh… Hiệu Trưởng Đại Học cũng lộ ra chuyện bằng cấp… Báo Thanh Niên hỏi: Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng sử dụng bằng cấp có hợp pháp không?
Thôn tính… Tàu thôn tính Ta… Đó là chuyện doanh nghiệp. Báo Dân Trí kể chuyện và báo động “Cảnh báo doanh nghiệp Việt bị Trung Quốc thôn tính”… Cục Đầu tư nước ngoài nhận định việc gia tăng đầu tư FDI từ Trung Quốc có thể mang đến một số hệ lụy và cảnh báo nguy cơ nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thâu tóm, thôn tính thông qua hoạt động mua bán cổ phần...
Trong khi đó, bản tin Vietnam Plus kể: Nhiều bệnh nhân ung thư không chết vì khối u mà chết vì suy dinh dưỡng. Việt Nam đang có khoảng 300.000 người mắc bệnh ung thư. Con số thống kê ước tính mỗi năm cả nước có 115.000 người tử vong
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.