Hôm nay,  

Bữa Cơm Người Già

13/11/199900:00:00(Xem: 7956)
Bạn,
Theo tài liệu Hội Chữ thập đỏ (Hồng thập tự) Sài Gòn, hầu hết các cơ sở từ thiện tại 11 quận nội thành, 6 quận vùng ven và 5 huyện ngoại thành Sài Gòn đều nhờ vào tài trợ của các hộitừ thiện. Đáng nói là tại mỗi quận, huyện đều có phòng Xã hội trực thuộc Ủy ban “Nhân dân” địa phương, nhưng các phòng này chỉ đóng vai trò quản lý, kiểm tra để cuối tháng báo cáo, cuối năm tổng kết “thành tích hoạt động xã hội”. Đối với việc giúp đỡ những người già neo đơn, khốn khó, các cơ quan chức năng CSVN cũng lờ đi, không có một chương trình cứu trợ thiết thực, trong khi đó, số người già neo đơn, bị con cái bỏ rơi hoặc không còn thân thích để nương tựa, ngày mỗi tăng. Tại nhiều quận vùng ven như Gò Vấp, Thủ Đức, mỗi quận có hơn 500 cụ già sống trong tình cảnh khốn cùng. Trước hiện trạng bi thương này, từ vài năm nay, một số hội viên hội Hồng Thập Tự Sài Gòn đã vận động các nhà hảo tâm tham gia chương trình “bữa cơm người già”. Đến nay, dù chỉ mới giúp được 814 người già trên toàn thành phố có được hai bữa cơm ăn mỗi ngày, thế nhưng chương trình từ thiện này nói trên đã là điểm tựa cho các cụ trong những ngày gần đất xa trời. Một phóng viên báo Người Lao Động đã ghi nhận về chương trình nói trên như sau:

Tại quận 3, ông Lê Hữu Nghĩa trong ban điều hành hội cho biết: từ hoàn cảnh thực tế của những người già neo đơn, khốn khổ trên địa bàn quận cần được giúp đỡ, đầu năm 1993, hội đã phát động chương trình “bữa cơm người già” ở tất cả các phường trong quận, với mục đích chăm lo hai bữa cơm miễn phí trong ngày cho các cụ bằng nguồn kinh phí vận động từ các cá nhân, đơn vị giàu lòng hảo tâm. Qua hơn 6 năm phát động, 70 cụ già neo đơn trong quận được nuôi cơm hai bữa trong ngày với mỗi suất cơm trị giá 5 ngàn đồng một bữa. Bên cạnh đó, các cụ còn được chăm sóc, giúp đỡ công việc sinh hoạt cá nhân, gia đình hàng ngày và động viên an ủi tinh thần bởi đội ngũ trên 100 người tình nguyện đưa cơm mỗi ngày. Tương tự, ở quận 1, chương trình bữa cơm người già được hội phát động trong 10 phường từ đầu năm 1996. Đến nay, có 322 cụ trong toàn quận được chăm sóc miễn phí hai bữa cơm trong ngày, với mỗi phần cơm trị giá 4,000 đồng/bữa. Tại quận Gò Vấp, đơn vị dẫn đầu các quận, huyện vùng ven về chương trình này, hiện có 61 cụ già neo đơn tại 12 phường trong quận được nuôi dưỡng, chăm sóc mỗi ngày với chi phí trên 4 triệu đồng một tháng từ nguồn vận động các nhà hảo tâm. Ở các quận, huyện cũng xuất hiện nhiều tấm lòng vàng tham gia đóng góp cho chương trình như ông Nguyễn Văn Nhung ngụ tại phường 3 quận Gò Vấp đóng góp gần 20 triệu tiền dành dụm cho chương trình. Đặc biệt là đội ngũ tình nguyện viên đưa cơm, chăm sóc các cụ trong thành phố có rất nhiều tấm gương nổi bật, như em Trần Ngọc Anh ở phường 2 quận 3. Hơn 6 năm qua, Ngọc Anh vừa đi học, vừa đi làm thêm nhưng vẫn tình nguyện đưa cơm đều đặn mỗi ngày hai cụ già trong phường, em Lê Đăng Sơn ở phường 11-Phú Nhuận, ngoài giờ học ở trường, Sơn đạp xe đi đưa cơm, chăm lo cho 10 cụ già khốn khó trong quận, Hoàng Tất Thắng ở Bình Mỹ Củ Chi chăm sóc cho một cụ già trong xã mỗi ngày từ năm 1994 đến nay, đồng thời Thắng nuôi heo đất được 2 triệu đồng để sửa nhà cho cụ trong năm 1998.

Bạn,
Tại hường 3 quận Gò Vấp, phóng viên trên đã gặp một bé tên là Phạm Thị Thanh Tâm, đạp xe dưới mưa tầm tã để đem cơm chiều đến cho cụ Trần Thị Duy, 75 tuổi sống một mình cùng phường. Em nói: Trời mưa, em càng phải đến sớm để lo cho cụ, Tội nghiệp, cụ sống một thân, một mình lại bị sốt. Vừa nói, em vừa tất tả quét dọn nhà cửa, vừa đút cơm cho cụ ăn, rồi đưa cho cụ một hộp thuốc bổ mà em mới mua bằng tiền dành dụm của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bệnh tăng vọt, vì nhìn đâu cũng thấy ô nhiễm... Bệnh phổ vì ô nhiễm không khí, bệnh bao tử, gan, thận, ung thư... vì ô nhiễm sông, hồ, giếng...
Việc làm lao động phổ thông lúc nào cũng nhiều... Có nghĩa là, Việt Nam đang trong thời kỳ cách mạng công nghệ 1.0, chớ chưa thể là 4.0, có phải không? Báo Người Lao Động kể: Sáng 11-5, Trung tâm Dịch vụ Việc làm TP SG đã tổ chức Sàn giao dịch việc làm lần thứ 3 tại Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp quận 12.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sẽ kê khai tài sản công khai? Mắc cỡ gì mà không minh bạch tài sản? Có ai cười gì ông Trọng đâu, nếu ông công khai tài sản trong diện hộ nghèo dưới tiêu chuẩn?
Vậy là thêm một ông sếp bị bắt giam... vì tội lạm dụng chức vụ, chiếm đoạt tài sản... Nghĩa là, cán bô...
Vậy là xô xát nơi đất nhà dòng... có phải đất là của toàn dân, nhưng toàn dân không có quyền sở hữu?
Bản đồ quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm ở đâu? Có hay không? Nếu mất, tại sao mất? Nếu chưa mất, bản đồ ở đâu? Ai hưởng lợi ở dự án Thủ Thiêm?
Mắng học sinh là “mặt lợn” -- hóa ra, cô giáo và trường Anh văn này đang dạy chui, không giấy phép. Như thế, Hà Nội đang là nơi tập trung đủ thứ vấn đề... Báo Đời Sống & Pháp Luật kể: Nữ giáo viên dạy tiếng Anh tại một trung tâm ở Hà Nội đã dùng những lời lẽ thô tục, gọi học sinh là “lợn” chỉ vì em này không chịu nộp phạt đang gây xôn xao dư luận.
Tiếng kêu thấu tận mấy cõi trời... Chính phủ chỉ lo tận thu thuế... Dân làm gì mà thoát. Bản tin báo Việt Nam Mới kêu trời: Tăng thu không phải từ tận thu...
Hiển nhiên là Trung Quốc muôn khống chế toàn bộ Biển Đông... Vũ khí gắn trên các đảo nhân tạo chủ yếu là tấn công, không phải loại riêng để phòng thủ.
Vậy là chính phủ Việt Nam phải bồi thường một công ty khoan dầu quôc tế, vì Hà Nội nửa chừng lạnh cẳng, năn nỉ hãng quốc tế này rời bỏ giàn khoan ở Biển đông vì sợ Trung Quốc quậy phá... Bồi thường, cũng là tiền dân mình thôi. Vì chính phủ Hà Nội làm gì có tiền.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.