Hôm nay,  

Không Muốn Làm Thợ

29/11/199900:00:00(Xem: 5943)
Bạn,
Theo nguồn tin từ Bộ Giáo Dục Đào Tạo được nhiều báo đăng tải, hiện toàn Việt Nam khoảng 38 triệu lao động thế nhưng chỉ có 17.8% là đã qua các lớp đào tạo chuyên nghiệp. Riêng trong số 2.5 triệu công nhân chuyên nghiệp thuộc tất cả các ngành, nghề vẻn vẹn có 4 ngàn người là thợ có tay nghề giỏi mà thôi. Điều đáng nói là trong khi quy mô và loại hình đào tạo đại học bung ra, thì hệ thống các trường đào tạo nghề ngày càng teo tóp và hiện chỉ còn 138 trường, giảm 222 trường so với năm 1987. Số lượng học sinh học nghề trước đây là 250 ngàn người mỗi năm đến năm 1999 giảm xuống chỉ còn 96 ngàn học sinh, nguyên nhân chính là các bậc phụ huynh chỉ muốn con mình làm thầy chứ không thích làm thợ, kể cả các gia đình nghèo. Tại một cuộc hội thảo về đào tạo công nhân được tổ chức mới đây, một số giới chức về dạy nghề đã lên tiếng báo động về hiện trạng này và báo trong nước đã ghi lại như sau.

Ông Nguyễn Phôn - Hiệu trưởng Trường Công nhân Kỹ thuật xây dựng Đà Nẵng - cho rằng: Tâm lý phổ biến hiện nay trong xã hội (nhất là với các bậc phụ huynh) là thanh niên phải có bằng đại học mới có cơ may kiếm được công ăn việc làm. Quan niệm chỉ những người kém cỏi, hoặc bất đắc dĩ mới phải làm thợ, đã dẫn đến thực trạng thừa thầy, thiếu thợ. Đây là một vấn đề rất đáng báo động. Còn trong tham luận của mình, ông Nguyễn Đăng Thanh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề lại thẳng thắn thừa nhận: Hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực là cả một hệ thống gồm nhiều bộ nhưng việc đào tạo công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ vẫn bị coi nhẹ, trong khi nhà nước chỉ chú ý đến đào tạo bậc đại học, cao đẳng và trên đại học.

Năm 1999, kế hoạch đào tạo đại học vượt 150% trong khi kế hoạch đào tạo công nhân (CN) quá thấp, dẫn đến sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tỷ lệ đào tạo đại học và CN kỹ thuật: Đại học 1; Trung học 1,6; CN 2,65 (ở các nước trong khu vực tỷ lệ này là 1:4:10). Trong khi một chiến lược phát triển đào tạo nghề lâu dài của chính phủ chưa có, thì những chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề đến năm 2000 lại nặng về mong muốn, chưa có giải pháp khả thi để đảm bảo thực hiện nên thực tế chỉ là kế hoạch trên... giấy. Ngoài nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ do chính sách của nhà nước chưa phù hợp, các tham luận tại hội thảo còn tập trung phản ánh những hạn chế, yếu kém và sự bất cập ngay trong chính hệ thống các trường đào tạo nghề. Ông Ngô Xuân Độ - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội - nói: Thực trạng chung trong các trường đào tạo nghề hiện vẫn là dạy cho người học cái mà mình có chứ chưa dạy cái mà thị trường lao động cần. Mối quan tâm hàng đầu của công nhân học nghề là sau khi học xong phải tìm được việc làm. Vì vậy, nếu trường dạy nghề mà tập trung đào tạo những nghề mà thị trường cần, được thừa nhận về chất lượng đào tạo thì trường đó mới có thể sống được trong cơ chế thị trường.

Bạn,
Cũng theo ghi nhận trên, về mặt thực tế, do các trường đào tạo nghề thiếu kinh phí nên trang thiết bị dạy học vừa thiếu, vừa lạc hậu, không theo kịp với kỹ thuật sản xuất ngày càng hiện đại. Thống kê cho biết có tới 82% số trường thiết bị quá lạc hậu; 40% thiết bị dạy nghề chỉ là biểu đồ, tranh ảnh; 50% thư viện trường có dưới 50 đầu sách mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.