Hôm nay,  

Tết Ở Phố Cổ Hội An

24/01/200400:00:00(Xem: 4750)
Bạn,
Mặc dù ở rất gần với Đà Nẵng nhưng Hội An luôn giữ được nét văn hóa lâu đời của một đô thị cổ. Nói đến Tết, người phố cổ có nhiều phong tục tập quán riêng, vừa đa dạng, vừa phong phú nhưng cũng rất đặc trưng. Báo Gia Đình-Xã Hội viết như sau.
Trước và sau giờ giao thừa vài phút, nhà nhà đều tiến hành lễ "cúng giao thừa" hay "cúng đầu năm". Lễ cúng này rất đơn sơ, chỉ có hoa quả bánh mứt, không dùng rượu và thịt cá. Riêng mâm ngũ quả thì phải đủ năm thế trái cây như: mãng cầu, dừa, đu đủ và xoài tượng trưng cho 4 chữ Cầu vừa đủ xài và thường diễn ra ở ngoài sân, ở trước hiên nhà, nơi có thể nhìn thấy cả trời đất. Lễ cúng giao thừa cầu mong cho năm mới an khang thịnh vượng. Cúng xong người ta thường vãi gạo, muối ra khắp bốn phương, tám hướng, ngụ ý tặng lương thực, thực phẩm cho những vong hồn không nơi nương tựa. Đèn lồng và nến lung linh khắp phố, khói hương trầm lan tỏa thơm ngát đất trời, hướng mọi tâm hồn về nơi chí thiện.Sau lễ cúng giao thừa, các cụ ông, cụ bà thường đi đến chùa hái lộc, xin xăm, lễ phật. Các cụ ông mặc áo dài the, đội khăn xếp trong khi các cụ bà diện áo dài thận trọng từ bước đi, từng lời nói, là những người đại diện cho cả gia đình nguyện cầu cho đất nước thanh bình, nhà nhà no ấm.

Mồng một Tết là ngày tảo mộ. Mọi người đều diện bộ quần áo đẹp nhất, mới nhất trong năm đổ ra đường đi thăm nơi an nghỉ của ông bà, cha mẹ. Giờ phút thiêng liêng đầu năm bao giờ cũng được dành cho những người đã sinh ra mình với lòng biết ơn vô hạn. Tại các nghĩa trang, người chen chúc, khói hương tỏa mù mịt, các nấm mồ được dọn dẹp sạch sẽ, và thơm mùi đất mới. Đây là dịp để các cao niên chỉ bảo, dặn dò cho con cháu nơi an nghỉ của tổ tiên, những điều phải trái của đạo làm người và không bao giờ lãng quên nguồn cội.Mồng hai và ba Tết là ngày của họ hàng, bạn bè. Đây là dịp để bà con gặp lại nhau hàn huyên tâm sự sau một năm tất bật làm ăn và chúc cho nhau những lời tốt đẹp. Trong những ngày này, người Hội An thường giải trí bằng cách đổ xăm hường bói thử vận mệnh, làm ăn đầu năm.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: người Hội An chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc qua mấy thế kỷ làm ăn, buôn bán với người Hoa và người Nhật cho nên có nhiều món ăn không hẳn là thuần túy của người Việt, tiêu biểu là món Cao Lầu, mì hoành thánh, bánh tổ... Vào ngày Tết, người Hội An phải có các loại bánh: bánh tét, bánh nổ, bánh in, trong đó bánh tổ được xếp hàng đầu. Ngày Tết ở đây con có món chè đậu đen đặc quánh, xôi đậu đen ngọt lịm, bánh bột đậu xanh thơm ngon, bánh phu thê hấp dẫn.
Món ăn mặn được ưa thích nhất là bánh tráng cuốn với thịt lợn ăn kèm rau ghém. Món ăn này dùng với nước mắm Nam Ô thì không chỗ nào chê được. Ngoài ra, người Hội An còn thích món giò hầm với đậu đen, thịt kho tàu, mạc nạm (một loại bò khô địa phương)... Cái Tết thường kết thúc vào khoảng mồng bốn hoặc mồng năm, khi mọi nhà đã tiến hành các lễ cúng đưa ông bà về trời.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.