Hôm nay,  

Cô Giáo Bản Làng

11/21/200200:00:00(View: 5355)
Bạn,
Họ là những nữ giáo viên trẻ đang dạy học tại các bản làng vùng núi của một tỉnh ở miền Trung. Họ phải xa nhà suốt cả năm học, dạy trong những ngôi trường thuộc loại "trường không ra trường, lớp không ra lớp", phải sống trong những ngôi nhà thiếu các tiện nghi tối thiểu, và sự thiệt thòi lớn nhất là thiếu vắng tình cảm gia đình, lứa đôi. Báo Tuổi Trẻ viết về tình cảnh của các cô giáo bản làng như sau.
Hồi mới vào, Huệ không hình dung nổi vì sao lại có những trường học xa xôi đến vậy. Lúc nào cô cũng mong nghỉ hè hay Tết để về xuôi nhưng đến dịp cũng đành ngậm ngùi vì tiền xe quá đắt, đi và về mất gần 1 tháng lương, thư nhà gửi tới cũng phải non tháng mới nhận được. Cũng như Huệ, cô giáo Lê Thị Châu có thâm niên hơn 10 năm dạy ở Trường tiểu học Bắc Lý.
Đường đến cơ sở chính của trường Bắc Lý, từ Mường Lống (cách thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An hơn 45 km), chỉ là lối mòn độc đạo, sâu hun hút. Con đường không biết dài bao nhiêu mà xe máy vào đây phải thả dốc hơn một giờ. Đi thêm 45 phút đường rừng nữa mới đến được nơi Châu đang dạy. Cô cho biết, ở bản Phà Coóng này chỉ có 2 lớp học sáng và chiều, mỗi lớp 7, 8 em. Bọn trẻ chưa có sức đi học trường chính nên các cô quyết định "cắm" bản lẻ dạy lớp ghép, cốt để các em biết đọc, biết viết. Cô tâm sự: "Giáo viên chúng tôi, cả già lẫn trẻ, nhiều khi buồn quá sinh tật ngậm rượu. Có người thì quanh năm ăn gạo nếp Mông đến nghiện, có ít gạo tẻ vào lại thấy khó chịu". Trường tiểu học Bắc Lý có 33 giáo viên. Trong 11 giáo viên nữ thì 6 người tình nguyện tăng cường đi "cắm" bản lẻ như Châu, Huệ. Được dân bản giúp đỡ nhiều nhưng sự thiếu vắng tình cảm gia đình, bầu bạn, đôi lứa thì những bông hoa rừng này vẫn phải gắng chịu; nhớ nhà nhưng rất sợ mỗi khi hình dung đến lối mòn dựng đứng trên đường về xuôi. Gần 30 tuổi, Châu mới xin một đứa nhỏ về nuôi nhưng bận bài vở, lại gửi cháu vào Nam với ông bà ngoại; lúc buồn, lại lấy ảnh con ra xem cho đỡ nhớ.

Tại cơ sở chính của Trường tiểu học Bắc Lý, không khí đỡ buồn tẻ hơn. Tan trường, các cô giáo trẻ cùng nhau xuống bếp nấu cơm. Tiếng nói, cười ríu rít làm ấm gian bếp nhỏ, bữa cơm trưa toàn hoa chuối, ớt với măng rừng. Cô Cao Việt Hà (sinh 1979) quê huyện Hưng Nguyên, tâm sự: "Ngày 20/11 chúng tôi thường góp tiền mua sách vở tặng học trò. Chúng nó lại vác một cây mía đến tặng cô; có em mang lon gạo hoặc củ sắn". Cô Vi Thị Nga (sinh 1980), quê huyện Quỳ Hợp, mau nước mắt: "Giờ lên lớp hay lúc nghe các thầy chơi đàn còn đỡ buồn. Còn cứ ngồi không là nghĩ ngợi, đa số chị em chưa có bạn trai mà nếu có, đôi bên cũng sẵn lòng nói lời chia tay chỉ vì cảnh xa xôi cách trở". Tuổi xuân qua, nhưng ngay cả khi được thuyên chuyển, nhiều người đã tình nguyện ở lại bởi thấy mình đã già, ra vùng xuôi không còn hợp nữa.
Bạn,
Báo TT viết tiếp: Từ Bắc Lý qua các bản Đoọc Mạy, Na Loi, Keng Đu... có nhiều mái trường hiện lên bên bản làng hoang vắng. Ở đó, trường học thực sự là trung tâm văn hóa, nơi những đứa trẻ nghèo có thể ca hát, vui chơi sau mỗi tiết học. Trưởng phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn cho biết: "Nhu cầu luân chuyển của giáo viên miền núi ở đây là 30% trong tổng số 1.100 người cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng chỉ có 5% vì không bố trí được, trong 61 trường các cấp ở huyện rẻo cao, chỉ có 4 trường gần trung tâm huyện, đa số giáo viên ở đó đã lớn tuổi và có con nhỏ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Câu chuyện oan nghiệt kỳ lạ: vợ chồng đốt nhau. Bản tin VTC News kể: Sau khi tranh cãi, 2 vợ chồng tạt xăng vào nhau rồi châm lửa đốt, dù được người dân gần đó ứng cứu kịp thời nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Chỉnh trang nội đô Đà Lạt… cách nào để giữ được nét đẹp lịch sử? Đó là chuyện đang tranh cãi…
Tình hình môi trường càng lúc càng đáng ngại... Một trong những nơi đẹp nhất ở Đà Lạt cũng trở thành bãi sình...
Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.
Một trong những nỗi lo tại Việt Nam là ngộ độc thực phẩm. Rồi ngộ độc thuốc, rồi ngộ độc đủ thứ... Hàng ngày, cứ mãi nghe tin ngộ độc từ công nhân hãng xưởng cho tới học sinh tiểu học... Có vẻ như đây là điệp khúc bất tận. Tại sao thế? Tại sao nước khác ít bị ngộ độc hơn Việt Nam? Tại sao trước 1975 ít hơn?
Cháy kinh hoàng vì chập điện... Lỗi ở thợ điện, hay lỗi ở nhà thầu xây dựng? Hay lỗi ở các cơ quan kiểm tra về xây dựng? Hay lỗi ở người chủ cơ sở bị cháy?
Bạo lực gia đình vẫn gay gắt... Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện: Cô bé lấy thân mình che chắn cho mẹ khi bị cha chém tới tấp.
May mắn giữa biển Hoàng Sa... Bản tin VTC kể: Lực lượng cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa đưa một thuyền trưởng tàu cá bị tai biến ở Hoàng Sa vào đất liền an toàn.
Hóa ra gian lận điểm cũng chỉ vì các quan chức… Người dân thường bắt buộc phải sống tử tế… Báo Thanh Niên kể chuyện Hà Giang: Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GD-ĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để trục lợi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.