Hôm nay,  

Cô Giáo Bản Làng

11/21/200200:00:00(View: 5349)
Bạn,
Họ là những nữ giáo viên trẻ đang dạy học tại các bản làng vùng núi của một tỉnh ở miền Trung. Họ phải xa nhà suốt cả năm học, dạy trong những ngôi trường thuộc loại "trường không ra trường, lớp không ra lớp", phải sống trong những ngôi nhà thiếu các tiện nghi tối thiểu, và sự thiệt thòi lớn nhất là thiếu vắng tình cảm gia đình, lứa đôi. Báo Tuổi Trẻ viết về tình cảnh của các cô giáo bản làng như sau.
Hồi mới vào, Huệ không hình dung nổi vì sao lại có những trường học xa xôi đến vậy. Lúc nào cô cũng mong nghỉ hè hay Tết để về xuôi nhưng đến dịp cũng đành ngậm ngùi vì tiền xe quá đắt, đi và về mất gần 1 tháng lương, thư nhà gửi tới cũng phải non tháng mới nhận được. Cũng như Huệ, cô giáo Lê Thị Châu có thâm niên hơn 10 năm dạy ở Trường tiểu học Bắc Lý.
Đường đến cơ sở chính của trường Bắc Lý, từ Mường Lống (cách thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An hơn 45 km), chỉ là lối mòn độc đạo, sâu hun hút. Con đường không biết dài bao nhiêu mà xe máy vào đây phải thả dốc hơn một giờ. Đi thêm 45 phút đường rừng nữa mới đến được nơi Châu đang dạy. Cô cho biết, ở bản Phà Coóng này chỉ có 2 lớp học sáng và chiều, mỗi lớp 7, 8 em. Bọn trẻ chưa có sức đi học trường chính nên các cô quyết định "cắm" bản lẻ dạy lớp ghép, cốt để các em biết đọc, biết viết. Cô tâm sự: "Giáo viên chúng tôi, cả già lẫn trẻ, nhiều khi buồn quá sinh tật ngậm rượu. Có người thì quanh năm ăn gạo nếp Mông đến nghiện, có ít gạo tẻ vào lại thấy khó chịu". Trường tiểu học Bắc Lý có 33 giáo viên. Trong 11 giáo viên nữ thì 6 người tình nguyện tăng cường đi "cắm" bản lẻ như Châu, Huệ. Được dân bản giúp đỡ nhiều nhưng sự thiếu vắng tình cảm gia đình, bầu bạn, đôi lứa thì những bông hoa rừng này vẫn phải gắng chịu; nhớ nhà nhưng rất sợ mỗi khi hình dung đến lối mòn dựng đứng trên đường về xuôi. Gần 30 tuổi, Châu mới xin một đứa nhỏ về nuôi nhưng bận bài vở, lại gửi cháu vào Nam với ông bà ngoại; lúc buồn, lại lấy ảnh con ra xem cho đỡ nhớ.

Tại cơ sở chính của Trường tiểu học Bắc Lý, không khí đỡ buồn tẻ hơn. Tan trường, các cô giáo trẻ cùng nhau xuống bếp nấu cơm. Tiếng nói, cười ríu rít làm ấm gian bếp nhỏ, bữa cơm trưa toàn hoa chuối, ớt với măng rừng. Cô Cao Việt Hà (sinh 1979) quê huyện Hưng Nguyên, tâm sự: "Ngày 20/11 chúng tôi thường góp tiền mua sách vở tặng học trò. Chúng nó lại vác một cây mía đến tặng cô; có em mang lon gạo hoặc củ sắn". Cô Vi Thị Nga (sinh 1980), quê huyện Quỳ Hợp, mau nước mắt: "Giờ lên lớp hay lúc nghe các thầy chơi đàn còn đỡ buồn. Còn cứ ngồi không là nghĩ ngợi, đa số chị em chưa có bạn trai mà nếu có, đôi bên cũng sẵn lòng nói lời chia tay chỉ vì cảnh xa xôi cách trở". Tuổi xuân qua, nhưng ngay cả khi được thuyên chuyển, nhiều người đã tình nguyện ở lại bởi thấy mình đã già, ra vùng xuôi không còn hợp nữa.
Bạn,
Báo TT viết tiếp: Từ Bắc Lý qua các bản Đoọc Mạy, Na Loi, Keng Đu... có nhiều mái trường hiện lên bên bản làng hoang vắng. Ở đó, trường học thực sự là trung tâm văn hóa, nơi những đứa trẻ nghèo có thể ca hát, vui chơi sau mỗi tiết học. Trưởng phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn cho biết: "Nhu cầu luân chuyển của giáo viên miền núi ở đây là 30% trong tổng số 1.100 người cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng chỉ có 5% vì không bố trí được, trong 61 trường các cấp ở huyện rẻo cao, chỉ có 4 trường gần trung tâm huyện, đa số giáo viên ở đó đã lớn tuổi và có con nhỏ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Dân mình có những tật xấu rất là kỳ dị… Thí dụ, vào siêu thị ăn thoải mái. Báo Kiến Thức kể: Mặc dù đã có biển báo "Vui lòng không ăn thử và xé lẻ chùm vải'', thế nhưng nhiều khách hàng vẫn thể hiện sự "kém sang" của mình bằng cách ăn chùa trong siêu thị.
Xăng giả, xăng giả… thế là xe phựt cháy. Bản tin VTC nêu câu hỏi: Đại gia Trịnh Sướng cùng đồng bọn bỏ 3.000 tỷ đồng mua hóa chất pha chế xăng giả thế nào?
Cấm ngư dân đánh cá ở Biển Đông? Cấm thì cứ cấm, ngư dân Việt Nam vẫn ra khơi…. Dân Trí kể chuyện tỉnh Quảng Nam: Ngư dân vẫn đánh bắt cá sau lệnh cấm của Trung Quốc. Ngày 5/6, trao đổi với PV Dân trí, ông Ngô Tấn – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam – cho hay, ông vừa kí văn bản gởi đến UBND các huyện, thành phố, thị xã Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành, Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn; các Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Kỳ Hà, Cửa Đại sau thông báo tạm dừng đánh bắt cá trên biển từ phía Trung Quốc.
Dường như Hải quan Trung Quốc tăng mức độ làm khó hàng Việt Nam xuất cảng qua các cửa khẩu… Báo Pháp Luật kể: Ngày 3-6, đã có ba xe chở vải khi đến cửa khẩu Tân Thanh phải dỡ hàng xuống để cắt lại cuống…
Làng nghề cũng là một điểm hấp dẫn du khách… Thực tế, nếu không kinh doanh du lịch, nhiều làng nghề sẽ bị xóa sổ tại Việt Nam.
Du học sinh Việt Nam sang Nhật quậy quá xá… Thế là bị cấm cửa nhiều cơ sở. Báo Pháp Luật kể: Đại sự quán Nhật Bản tại Việt Nam vừa phát đi thông báo, từ ngày 1-6 đến ngày 1-12-2019, cơ quan này không chấp nhận 11 cơ sở tư vấn du học của Việt Nam đại diện nộp hồ sơ xin cấp visa.
Nơi nào cũng ô nhiễm… Từ không khí cho tới sông rạng, từ góc phố ồn ào khói xe cho tới các khu nhà nồng nặc khói thuốc… Thế là bệnh ung thư. Thời Báo Tài Chính kể: Liên hợp quốc kêu gọi đánh thuế ô nhiễm.
Khi cá Ông từ trần… lòng người cũng hoang mang. Bản tin Kênh 14 kể chuyện Phan Thiết: Ngày 29/5, các ngư dân phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận phát hiện xác một cá Ông lụy ngoài khơi, sau đó tiến hành kéo vào bờ tổ chức an táng theo phong tục địa phương.
Dùng hình ảnh từ camera để sẽ phạt nguội người phạm luật giao thông… Đó là một chiến thuật mới để giảm các vi phạm, và cũng để giảm tai nạn giao thông.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.