Hôm nay,  

Bánh Chống Đói

23/04/200300:00:00(Xem: 5451)
Bạn,
Tại nhiều làng quê của một số tỉnh thuộc miền Trung Việt Nam, trong những năm bị mất mùa, thiếu gạo, các gia đình nông dân đã nghĩ ra nhiều cách để chống đói. Một trong những thực phẩm "chiến lược" để giải quyết cái đói là các loại bánh chế biến từ khoai, sắn. Năm tháng qua đi, do những biến động về tình hình kinh tế, nhiềøu dân quê phải rời bỏ làmng mạc về thành thị kiếm sống. Dù mức sống có đổi thay, nhưng trong lòng của người xa quê vẫn nhớ đến những ngày tháng cơ cực như câu chuyện dưới đây của một độc giả báo Nhân Dân nói về bánh tu hú vốn được làm để chống đói trong những ngày giáp hạt.
Bánh tu hú có vị ngọt, bùi của khoai, của lạc và của ký ức một thời. Những ngày rét tháng ba ở miền Trung, mưa dầm dề từ sáng cho đến sẩm tối. Không khí âm u cứ gây cho lòng người một cảm giác buồn buồn đến lạ. Vậy nhưng, lũ trẻ con chúng tôi thích lắm. Bởi tôi biết, những ngày đó bà ngoại tôi không ra đồng, thế nào bà cũng đồ một nồi bánh tu hú cho chúng tôi. Ngày ấy, không còn gì thú vị bằng khi được ngồi quây quần bên bà, nghe bà kể chuyện trong lúc chờ bánh chín.
Ngày xưa, còn nghèo đói, qua ngày mùa lại thiếu ăn. Gạo không có đã đành, khoai sắn cũng thiếu. Để chống đói, nông dân quê tôi sau ngày thu hoạch, khoai dỡ ra chỉ ăn một ít, còn lại thái mỏng, phơi khô để dành cho những "tháng ba ngày tám". Bánh tu hú được làm từ chính những lát khoai để dành ấy.

Làm bánh tu hú chẳng cầu kỳ. Khoai khô được xay thành bột, nhào nước và trộn với một ít lạc, có thể cho thêm một chút muối để bánh đậm đà hơn. Bánh được vắt bằng cách đắp bột vào ngón tay trỏ, dùng tay kia nắm cho đến lúc bánh thành hình. Những chiếc bánh bà tôi vắt thì to, in hình những vết chai năm tháng. Bánh chúng tôi vắt nằm cạnh, trông cứ nhỏ xíu. Ngoài bánh có in hình các ngón tay, rút ra ở giữa có một lỗ nhỏ do ngón tay trỏ để lại. Bà tôi bảo: Làm vậy, khi cho vào chõ đồ lên, bánh sẽ chín nhanh, chín đều hơn. Lũ chúng tôi lại tưởng tượng đó là miệng của những con chim tu hú và vẫn thường đưa lên miệng giả vờ thổi, làm như tu hú gọi bầy. Cho nên, bánh có tên tu hú cũng là vì vậy, dù bà tôi chỉ gọi là bánh khoai. Mặc bên ngoài trời mưa rét thế nào, chúng tôi vẫn được ấm áp bên bếp lửa, thưởng thức món bánh của những ngày mưa.
Bạn,
Độc giả nói trên viết tiếp: Bây giờ chắc chẳng còn mấy ai biết đến cái bánh "chống đói" ấy nữa, nhưng mỗi lần mưa rét, tôi lại nhớ, lại thèm được bà làm món bánh tu hú ngày xưa. Bởi không ngọt đậm nhưng cái chân chất, ngọt bùi của khoai, lạc ngấm sâu hương đất hồn quê cũng thơm thảo như tấm lòng người dân quê vậy. Trong ánh lửa bập bùng, nồi bánh bốc khói, mang hương vị của đồng quê đã thấm sâu vào trong trí nhớ mỗi đứa chúng tôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.