Hôm nay,  

Chẻ Đá Ơû Bờ Nam Bến Hải

04/05/200200:00:00(Xem: 4524)
Bạn,
Theo báo Người Lao Động, tại các xã phía tây của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, nằm về phía Nam sông Bến Hải, thuộc khu vực mà trước đây là vùng phi quân sự (DMZ) theo quy định của Hiệp định Genève (20-7-1954), có những mỏ đá tự nhiên dồi dào ở mức bậc nhất miền Trung. Thời gian gần đây, hàng ngàn dân nghèo đã đến đây để chẻ đá thuê cho các chủ thầu khai thác đá. Từ một vùng bỏ hoang, giờ đây khu vực phía tây huyện Gio Linh đã trở thành công trường khai thác đá nuôi sống hàng ngàn gia đình. Thế nhưng công việc chẻ đá để kiếm sống của những người dân khốn khổ ở bờ Nam vĩ tuyến 17 cũng vô cùng khắc nghiệt như ghi nhận của một phóng viên báo NLĐ qua đoạn ký sự như sau.

Trong hạ tháng tuần tháng ba qua hàng trăm xe nối đuôi nhau chờ mua đá chẻ chở đi bán lại cho các công trình trọng điểm đang xây dựng. Phía trong mỏ đá là hàng trăm thợ chẻ làm hết sức khẩn trương để kịp cung cấp cho thị trường đá xây dựng đang khan hiếm. Hàng mấy chục năm qua chưa có lúc nào các mỏ đá ở miền Tây nóng bỏng như bây giờ. Nắng hạn đầu năm đã làm khô héo những cây bụi dọc hai bên sườn núi. Chỉ có những người làm nghề chẻ đá mới dám phơi cái thân hình nhỏ gầy của họ dưới cái nắng đến 37 độ C-38 độ C. Phóng viên đang đứng trên mỏ đá mà như lọt vào một chiến trận. Khói, bụi đá do các người thợ đánh núi bay ra làm mù mịt cả một góc đồi. Nhìn vào trên cơ thể của một người thợ có tên là Trọng, mồ hôi chảy ra từng hạt lớn như hạt bắp. Nhà anh Trọng cả ba cha con đều cùng đi chẻ đá. Ngoài ông bố trạc tuổi 40, còn lại mấy đứa con mặt mày non choẹt. Nhu cầu xây dựng các công trình lớn đã làm cho giá đá chẻ cao hơn khi nào hết. Đá chẻ ra không đủ bán, giành giật nhau mua đá là chuyện thường ngày ở khu vực này.

Chẻ đá khá đơn giản. Chỉ cần một búa lớn và vài xe làm bằng sắt coi như có đủ bộ đồ nghề. Phạm Văn Hùng mới chẻ đá có một thời gian ngắn nhưng bàn tay cậu ngón nào ngón nấy chai vuông như cái chân ghế đẩu. Da bàn tay sần sùi, mới chạm vào người đã thấy đau rồi. Mỗi ngày Hùng cùng người bạn chẻ được 4 mét khối đá, bán được gần 100 ngàn đồng (chưa đến 7 đô). Hùng cho biết: “Công việc tuy vất vả nhưng vui vì đá làm ra có người đặt mua ngay tại bãi. Đó là chuyện chưa từng có trong mấy chục năm qua với người dân ở vùng này.” Đá xây dựng được giá nên nhiều tay cò đá đã rảo khắp các vùng để mua các bãi đá, sau đó bán lại cho các chủ bãi nhỏ. Bãi đá nào lớn, diện tích hơn 1 ngàn mét vuông có giá đến 5 triệu đồng. Trước đây, các mỏ đá này không ai thèm để ý. Bất thần do nhu cầu xây dựng quá lớn nên sinh ra cò đá, còn các chủ đất lại hung hăng đứng ra rào bãi, định giá cắt cổ. Các thợ chẻ hết được khai thác tự do.

Bạn,
Cũng theo phóng viên, đi mua bãi đá cũng nhờ may rủi. Như trường hợp một chủ đá cỡ nhỏ bị một cú lừa đau điếng. Tên là Trần Anh, anh ta mua lại bãi đá của một tay cò để khai thác với với giá cao là 7 triệu đồng. Sau khi trả tiền rối mới biết, chỉ trước đó buổi sáng tay cò kia đã mua bãi đá này với giá 3 triệu đồng. Khi cho thợ khai thác hết lớp đá trên mặt thì anh mới té ngửa người ra, vì các lớp dưới toàn bộ là đá tổ ong, không ai mua. Anh nói chua chát: “Mua mỏ đá dỏm này lỗ đến 4 triệu đồng, Còn tiền công thợ chẻ cũng mất gần cả triệu nữa.” Báo NLĐ cho biết: tình trạng khai thác đá quá bừa bãi đã làm cho môi trường sống của dân quanh các mỏ đá bị ô nhiễm. Số người bị bệnh phổi không ngừng tăng cao.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.