Hôm nay,  

Tranh Cãi Về Phiên Aâm

04/12/199900:00:00(Xem: 6430)
Bạn,
Vừa qua, tại Việt Nam, vấn đề “nên hay không nên phiên âm tiếng nước ngoài” - do báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật nêu ra - đã gây sự tranh cãi sôi nổi giữa các nhà ngôn ngữ học, giáo sư, nhà nghiên cứu, độc giả trong nước. Trung tuần tháng 11 vừa qua, trên báo này, ông Cao Xuân Hạo, nhà nghiên cứu ngôn ngữ trong nước, đã góp ý vấn đề phiên âm. Sau đây là một trích đoạn của bài viết.

Nhiều người cho rằng những danh từ như nước Ý, nước Mỹ, Hợp Chủng Quốc, châu Âu, Hằng Hà, Trường Giang, Hồng Hải, Luân Đôn, Bắc Kinh là tiếng nước ngoài, chẳng khác gì tên một diễn viên phim Mỹ hay một nhân vật tiểu thuyết Anh. Đó là một ngộ nhận gây nhiều sai lầm khi giải quyết một vấn đề thực tiễn. Những tên riêng nói trên là những danh từ của tiếng Việt, mà người Việt dùng để chỉ những gì quen thuộc, đã đi vào vốn văn hóa của họ. Tiếng nào cũng có những danh từ như thế. China, la Chine, Kitaj, Cathay, Sera, Tàu không phải là tên riêng của người Trung Quốc mà là cái tên do người Anh, người Nga, người Nga, người Việt... đặt cho nước ấy. Những cách đặt tên như vậy thường do những nhân tố lịch sử, văn hóa khác nhau quy định, nên nhiều khi rất khó hiểu tại sao họ lại đặt tên thế này chứ không phải thế khác. Những cái tên dùng để gọi tên thành phố Mạc Tư Khoa chẳng hạn trong tiếng Pháp (Moscou), tiếng Anh (Moscow), tiếng Đức (Moskau) không phải là tiếng Nga phiên âm lại mà là những danh từ đã đi vào vốn từ vựng của tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, người bản ngữ không thể thay đổi vì bất cứ lý do gì, dù là để cho giống tiếng Anh hơn chẳng hạn. Không ai lại đi sửa hay yêu cầu sửa những cái tên như vậy. Đây là một hiểu biết cơ bản về danh học. Ai lại đi yêu cầu sửa tiếng mẹ đẻ của mình" Dĩ nhiên ở đây không có vấn đề phiên âm, chuyển tự hay để nguyên dạng gì hết. Chỉ có thể đặt vấn đề với những tên người hay tên đất chưa đi vào truyền thống ngôn ngữ-văn hóa của dân tộc (nghĩa là ngoài những tên như Phật Thích Ca, Lão Tử, Giê-su, Hằng Hà, Thái Sơn, Vạn Lý Trường Thành).

Vậy đối với những tên chưa trở thành từ tiếng Việt thì xử lý ra sao" Nước ta ngày nay dùng chữ Latinh (tức chữ Roman), thứ chữ phổ biến nhất trên hành tinh. Về vấn đề xử lý tên riêng nước ngoài, từ lâu khối Latinh đã hình thành hai nguyên tắc: 1- Các tên nước ngoài cùng khối (cùng dùng chữ Latinh) thì sao y nguyên bản trừ những dấu phụ không có sẵn trong nhà in. 2- Các tên nước ngoài dùng loại mẫu tự khác (chữ Nga, Nhật, Ả Rập, Triều Tiên) thì dùng cách chuyển tự chính thức được công nhận trong quốc gia ấy để chuyển sang chữ Latinh. (Tác giả chú thích: nguyên tắc chuyển tự transliteration): Cứ mỗi chữ Nga, Hy Lạp, Ảrập thay bằng một hay hai chữ Latinh, không quan tâm đến cách phát âm. Đã dùng một thứ chữ lấy âm tố làm đơn vị (như chữ Latinh) thì phải tận dụng mọi khả năng của thứ chữ ấy. Vấn đề “người bản ngữ đọc có dễ không” không nên đặt ra, vì không ai đòi hỏi họ đọc đúng. Vả lại làm sao đọc đúng được tất cả các tên riêng của mấy trăm thứ tiếng"

Bạn,
Cũng theo tác giả, một cuộc điều tra tiến hành cách đây hơn 30 năm tại miền Bắc cho thấy rằng chỉ riêng hai tiếng Anh và Pháp thôi mà trên sách báo in bằng tiếng Việt đã có hơn 80% tên riêng bị phiên âm sai vì người viết không biết đọc các tên đó! Tác giả ghi thêm: Điều này không gì lạ. Ở Pháp có một nguyệt san do nhà Larousse xuất bản, có tên là Vie et Langage, thỉnh thoảng lại đăng vài trang dành cho cách phát âm các tộc danh (noms) của người Pháp: đến người Pháp mà còn cần đến những danh sách như vậy, huống chi là người Việt" Đã biết được điều đó thì tốt nhất là hy sinh cách đọc để ít ra cũng giữ được cách viết. Vả lại vấn đề đặt ra là “nên viết như thế nào, chứ không phải nên đọc như thế nào”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.