Hôm nay,  

Trên Những Dịng Kênh

10/16/199900:00:00(View: 7409)
Bạn,
Nhiều năm nay, hệ thống kênh rạch ở khu vực nội thành Sài Gòn ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Nhiều đoạn lòng kênh thu hẹp lại, gánh chịu quá nhiều chất thải đến nỗi tôm, cá, ếch không thể sống được. Tại nhiều khu vực, các nhà máy thải hóa chất xuống lòng kênh khiến nhiều đoạn bị nhuộm vàng, xanh, có khi đỏ, bốc mùi rất nồng. Nguy hiểm hơn là có nhiều đoạn kênh dòng nước lại chảy ngược qua đoạn sông Đồng Nai, nơi đang được khai thác để cung cấp cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân thành phố. Hiện trạng này đã được một phóng viên báo Sài Gòn ghi như sau:
Cuối tháng 9/1999, cùng với nhân viên khu Quản lý đường sông, chúng tôi thử lênh đênh trên những dòng kênh đen. Khi chiếc ca nô xuất phát trên kênh Tàu Hũ-Lò Gốm cũng là lúc dòng nước đang cạn dần. Chỉ một đoạn chưa đầy 500 mét, chiếc canô phải gài số de hơn chục lần vì những bao rác quấn vào chân vịt. Anh tài công ca nô cho biết: Những ghe tàu qua đây phải đợi khu nước lớn mới lưu thông được vì dòng kênh bị rác lấp đầy. Có nơi vừa nạo vét chưa đầy hai tuần lễ thì rác lại đầy dòng kênh. Riêng đoạn kênh Lò Gốm có chiều dài hơn 8 km nhưng đâu đâu cũng thấy rác. Còn con Rạch Ruột Ngựa, Xóm Củi, Ụ Cây hầu như thuyền ghe không thể ra vào được, rác sinh hoạt chất đống hai bên bờ. Bà Thanh My, chủ ghe chở mía miền Tây, vô tư nói: Sống trên ghe thì chất thải cứ thoải mái thả xuống lòng sông chứ biết bỏ đi đâu. Người ta đổ thì mình cũng đổ. Hiện nay, mặc dù nhiều địa phương đã có quy định xử phạt những ghe thuyền đổ rác xuống sông, thế nhưng phát hiện để xử lý không dễ chút nào. Ngược về con sông Bến Nghé, hàng trăm ngôi nhà sàn xen lẫn ghe thuyền từ miền Tây lên cặp vào nhau thành những xóm nước nổi có thể qua lại dễ dàng. Cảnh sinh hoạt trên sông nước vô cùng phức tạp, bao nhiêu chất thải đều bị đưa xuống lòng kênh một cách vô tội vạ với chiến dịch vỏ dừa đi trước nhà cửa đi sau. Hàng ngày những vựa dừa bóc vỏ thải xuống lấp lòng kênh và cứ thế lòng kênh ngày càng bị thu hẹp. Một cư dân ở phường 5, quận 4 tâm sự: Chúng tôi đã dọn về đây sinh sống được 15 năm, nhưng khoảng năm năm trở lại đây thì lòng kênh cạn dần, bây giờ chỉ còn khoảng 1,5 mét. Có nơi khi nước rút có thể đi bộ từ quận 4 sang quận 1 một cách dễ dàng mà không bị ướt chân. Cũng trong khoảng thời gian này, những vựa dừa đã lấn chiếm ra ngoài kênh gần 40 mét. Nhiều người dân Bến Nghé cho biết nếu tình trạng này vẫn để tiếp diễn thì chỉ vài năm nữa lòng kênh sẽ lấp đầy.

Chưa hết, nhiều sự cố va tàu dầu trên sông cũng đã gây nên tình trạng ô nhiễm triền miên. Mới đây, tháng 4/1999 vụ tàu Nhật Thuần 1 chở 520,000 lít dầu FO va đụng sà lan Hiệp Hòa 2 chở hơn 400 lít dầu DO, làm khoang dầu số 4 tàu Nhật Thuần 1 bị thủng khiến trên 100,000 lít dầu chảy ra sông Nhà Bè. Cũng vào thời điểm này thủy triều xuống, nước chảy xiết, lực lượng cứu hộ đành bó tay. Toàn bộ lượng dầu trên theo dòng sông tràn vào kênh rạch, ruộng vườn nhiều hộ dân. Còn dọc theo con kênh Vàm Thuật thì có đến hàng chục bến khai thác cát thoải mái, ghe tàu đậu kín cả lòng. Khu vực cầu bến còn chất nhiều đống thải công nghiệp như cao su, vải, bọc ni lông tràn ra mặt sông. Đây là những chất thải khó phân hủy, cứ theo con nước trôi nổi bồng bềnh.

Bạn,
Dù đã nhiều cuộc hội thảo về phương cách giải quyết tình trạng ô nhiễm trên các dòng kênh ở khu vực nội thành Sài Gòn, nhưng rồi hiện trạng vẫn như cũ, những dòng kênh nước đen đầy chất thải từ ghe tàu và các nhà máy, và cư dân nghèo sống dọc theo các dòng kênh đen hàng ngày phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải ngoại ngữ là khó nhất trong các môn học? Có lẽ như thế. Nhưng đối với nhiều người, Toán hay Lý Hóa mới khó nhất, hay Sử hay Địa mới khó nhất… Vấn đề là cần môi trường thuận tiện. Thí dụ, nếu truyền hình CNN kênh tiếng Anh hằng ngày phát hình tại Việt Nam, có lẽ nhiều học sinh sẽ giỏi tiếng Anh hơn từ ngày thơ ấu. Không có môi trường thuận lợi để học ngoại ngữ, sẽ học gian nan hơn.
Môi trường là chuyện nhức nhối tại Việt Nam.
Vậy là kiều hối chảy vào nước ào ạt… bất kể qua kênh chính thức hay bán chính thức, hay không chính thức. Kiểm toán cho đúng cũng khó, chỉ có cách suy đoán rằng phước đức của chế độ vẫn còn vững vàng, ít nhất là về mặt thu hút kiều hối. Chỉ có cách suy nghĩ kiểu tâm linh mới giải thích được, có lẽ.
Vậy là trật đường rầy, câu chuyện tưởng như chỉ có trong truyện thần thoại của thế kỷ 19 hay thế kỷ 20. Đúng là trật đường rầy xe lửa.
Có phải đào tạo 9.000 Tiến Sĩ sắp tới chỉ là một cách để các quan chức củng cố cho chế độ vững vàng thêm vài thập niên? Có phải tất cả con cháu của mấy trăm ủy viên Bộ Chính Trị sẽ được cầm tiền chính phủ để đi học Tiến sĩ, Thạc sĩ theo đề án mới, và rồi một số sẽ kết hôn với Việt kiều để ở lại nằm vùng, phần còn lại sẽ về VN thay ba mẹ để cai trị VN thêm vài thập niên nữa?
Đàn ông có giá bao nhiêu? Bạn thử suy đoán xem? Một ngàn đô la hay một triệu đôla? Tất nhiên là tùy… vì không phải ai cũng có giá như ai. Vì như cuộc đời của Albert Einstein vĩ đại hơn biết bao nhiêu người đời thương như mình.
Sinh viên là người đi học bậc cao đẳng hay bậc đại học… Trong lịch sử nhân loại, sinh viên thường là thế hệ đi đầu của những cuộc cách mạng. Gần như bất cứ biến động nào trong lịch sử cũng nhìn thấy bóng dáng của sinh viên.
Vậy là lại ngộ độc. Cũng ở trường mầm non. Có vẻ như các trường mầm non không bận tâm về chuyện nhà bếp? Hay phải chăng, có gì mờ ám trong việc đi chợ cho trường mầm non?
Nhạc bolero có phải là bước thụt lùi? Hỏi như thế, có công bằng không, trong khi các loại nhạc thường gọi là “nhạc sang” chủ yếu là nhạc cũ từ hơn nửa thế kỷ qua? Tính vê thời gian, nhạc nào thụt lùi hơn? Nhưng dân Miền Nam ưa nhạc bolero chủ yếu là cảm xúc hoài niệm vê cái gì rất mực VNCH... Và chẳng nguy hiểm gì cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.