Hôm nay,  

Trên Những Dịng Kênh

10/16/199900:00:00(View: 7269)
Bạn,
Nhiều năm nay, hệ thống kênh rạch ở khu vực nội thành Sài Gòn ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Nhiều đoạn lòng kênh thu hẹp lại, gánh chịu quá nhiều chất thải đến nỗi tôm, cá, ếch không thể sống được. Tại nhiều khu vực, các nhà máy thải hóa chất xuống lòng kênh khiến nhiều đoạn bị nhuộm vàng, xanh, có khi đỏ, bốc mùi rất nồng. Nguy hiểm hơn là có nhiều đoạn kênh dòng nước lại chảy ngược qua đoạn sông Đồng Nai, nơi đang được khai thác để cung cấp cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân thành phố. Hiện trạng này đã được một phóng viên báo Sài Gòn ghi như sau:
Cuối tháng 9/1999, cùng với nhân viên khu Quản lý đường sông, chúng tôi thử lênh đênh trên những dòng kênh đen. Khi chiếc ca nô xuất phát trên kênh Tàu Hũ-Lò Gốm cũng là lúc dòng nước đang cạn dần. Chỉ một đoạn chưa đầy 500 mét, chiếc canô phải gài số de hơn chục lần vì những bao rác quấn vào chân vịt. Anh tài công ca nô cho biết: Những ghe tàu qua đây phải đợi khu nước lớn mới lưu thông được vì dòng kênh bị rác lấp đầy. Có nơi vừa nạo vét chưa đầy hai tuần lễ thì rác lại đầy dòng kênh. Riêng đoạn kênh Lò Gốm có chiều dài hơn 8 km nhưng đâu đâu cũng thấy rác. Còn con Rạch Ruột Ngựa, Xóm Củi, Ụ Cây hầu như thuyền ghe không thể ra vào được, rác sinh hoạt chất đống hai bên bờ. Bà Thanh My, chủ ghe chở mía miền Tây, vô tư nói: Sống trên ghe thì chất thải cứ thoải mái thả xuống lòng sông chứ biết bỏ đi đâu. Người ta đổ thì mình cũng đổ. Hiện nay, mặc dù nhiều địa phương đã có quy định xử phạt những ghe thuyền đổ rác xuống sông, thế nhưng phát hiện để xử lý không dễ chút nào. Ngược về con sông Bến Nghé, hàng trăm ngôi nhà sàn xen lẫn ghe thuyền từ miền Tây lên cặp vào nhau thành những xóm nước nổi có thể qua lại dễ dàng. Cảnh sinh hoạt trên sông nước vô cùng phức tạp, bao nhiêu chất thải đều bị đưa xuống lòng kênh một cách vô tội vạ với chiến dịch vỏ dừa đi trước nhà cửa đi sau. Hàng ngày những vựa dừa bóc vỏ thải xuống lấp lòng kênh và cứ thế lòng kênh ngày càng bị thu hẹp. Một cư dân ở phường 5, quận 4 tâm sự: Chúng tôi đã dọn về đây sinh sống được 15 năm, nhưng khoảng năm năm trở lại đây thì lòng kênh cạn dần, bây giờ chỉ còn khoảng 1,5 mét. Có nơi khi nước rút có thể đi bộ từ quận 4 sang quận 1 một cách dễ dàng mà không bị ướt chân. Cũng trong khoảng thời gian này, những vựa dừa đã lấn chiếm ra ngoài kênh gần 40 mét. Nhiều người dân Bến Nghé cho biết nếu tình trạng này vẫn để tiếp diễn thì chỉ vài năm nữa lòng kênh sẽ lấp đầy.

Chưa hết, nhiều sự cố va tàu dầu trên sông cũng đã gây nên tình trạng ô nhiễm triền miên. Mới đây, tháng 4/1999 vụ tàu Nhật Thuần 1 chở 520,000 lít dầu FO va đụng sà lan Hiệp Hòa 2 chở hơn 400 lít dầu DO, làm khoang dầu số 4 tàu Nhật Thuần 1 bị thủng khiến trên 100,000 lít dầu chảy ra sông Nhà Bè. Cũng vào thời điểm này thủy triều xuống, nước chảy xiết, lực lượng cứu hộ đành bó tay. Toàn bộ lượng dầu trên theo dòng sông tràn vào kênh rạch, ruộng vườn nhiều hộ dân. Còn dọc theo con kênh Vàm Thuật thì có đến hàng chục bến khai thác cát thoải mái, ghe tàu đậu kín cả lòng. Khu vực cầu bến còn chất nhiều đống thải công nghiệp như cao su, vải, bọc ni lông tràn ra mặt sông. Đây là những chất thải khó phân hủy, cứ theo con nước trôi nổi bồng bềnh.

Bạn,
Dù đã nhiều cuộc hội thảo về phương cách giải quyết tình trạng ô nhiễm trên các dòng kênh ở khu vực nội thành Sài Gòn, nhưng rồi hiện trạng vẫn như cũ, những dòng kênh nước đen đầy chất thải từ ghe tàu và các nhà máy, và cư dân nghèo sống dọc theo các dòng kênh đen hàng ngày phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Câu chuyện oan nghiệt kỳ lạ: vợ chồng đốt nhau. Bản tin VTC News kể: Sau khi tranh cãi, 2 vợ chồng tạt xăng vào nhau rồi châm lửa đốt, dù được người dân gần đó ứng cứu kịp thời nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Chỉnh trang nội đô Đà Lạt… cách nào để giữ được nét đẹp lịch sử? Đó là chuyện đang tranh cãi…
Tình hình môi trường càng lúc càng đáng ngại... Một trong những nơi đẹp nhất ở Đà Lạt cũng trở thành bãi sình...
Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.
Một trong những nỗi lo tại Việt Nam là ngộ độc thực phẩm. Rồi ngộ độc thuốc, rồi ngộ độc đủ thứ... Hàng ngày, cứ mãi nghe tin ngộ độc từ công nhân hãng xưởng cho tới học sinh tiểu học... Có vẻ như đây là điệp khúc bất tận. Tại sao thế? Tại sao nước khác ít bị ngộ độc hơn Việt Nam? Tại sao trước 1975 ít hơn?
Cháy kinh hoàng vì chập điện... Lỗi ở thợ điện, hay lỗi ở nhà thầu xây dựng? Hay lỗi ở các cơ quan kiểm tra về xây dựng? Hay lỗi ở người chủ cơ sở bị cháy?
Bạo lực gia đình vẫn gay gắt... Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện: Cô bé lấy thân mình che chắn cho mẹ khi bị cha chém tới tấp.
May mắn giữa biển Hoàng Sa... Bản tin VTC kể: Lực lượng cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa đưa một thuyền trưởng tàu cá bị tai biến ở Hoàng Sa vào đất liền an toàn.
Hóa ra gian lận điểm cũng chỉ vì các quan chức… Người dân thường bắt buộc phải sống tử tế… Báo Thanh Niên kể chuyện Hà Giang: Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GD-ĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để trục lợi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.