Hôm nay,  

Trai Gái Xtiêng Tỏ Tình

2/15/200300:00:00(View: 5424)
Bạn,
Theo tài liệu của báo quốc nội, ngoài khu vực Tây Bắc VN và vùng Cao Nguyên Trung phần, tại miền Đông Nam phần VN cũng có nhiều sắc dân thiểu số cư trú, và mỗi sắc dân có những tập quán nhân văn đặc biệt, trong đó có người Xtiêng có nhiều khúc hát huê tình thật đẹp. Báo quốc nội phân tích răng những khúc hát ấy truyền từ đời này sang đời khác, được các thế hệ gạn lọc và trau chuốt không ngừng, trở nên tinh tế lạ thường. Trai gái Xtiêng vẫn mượn lời những khúc hát huê tình của cha ông để ngỏ lòng nhau như ghi nhận của báo Nhân Dân Cuối Tuần qua trích đoạn có nội dung như sau.
Hội hè là những dịp để trai tài, gái sắc gặp gỡ và tìm hiểu. Họ vui hát đối đáp. Phải lòng nhau thì hát cho nhau rõ, chối từ cũng hát cho nhau hay. Nhưng, biểu hiện cao nhất của sự ưng thuận không phải là ở lời những khúc hát mà là ở một thứ ngôn ngữ thật đặc biệt. Thường, cũng vào dịp hội hè, các chàng trai vẫn ướm lòng các cô gái bằng cách mời uống rượu chung. Nếu cô gái bằng lòng uống rượu chung thì cũng có nghĩa là cô đã bước đầu ưng thuận. Sau đó, chàng trai mượn cô gái cái ống điếu để hút thuốc và nếu cô gái đồng ý thì cũng có nghĩa là cô đã yêu chàng trai. Rồi khi chàng trai trả điếu, nếu cô gái không nhồi thêm thuốc mà tự nhiên hút tiếp mồi thuốc cũ của chàng trai thì chàng trai phải hiểu là cô đã chịu làm vợ anh. Chàng trai phải tặng cô gái một nắm thuốc kể như đó là “chút của tin” ban đầu.

Thế rồi khi đêm xuống, đợi cho cả gia đình cô gái đã ngủ hết, chàng trai dẫn cô gái đi tâm sự. Đến mùa người Xtiêng chuẩn bị đi “ăn Yang” (đi lấy những thực phẩm mà họ coi là thần linh đã ban cho rừng, chàng trai đi theo để phụ giúp cô gái. Thường đó cũng là những lần họ dắt nhau vào chòi tranh (chòi nhỏ của mỗi nhà ở trong rẫy).
Mỗi lần cùng nhau vào chòi tranh, chàng trai phải tặng cô gái một vật gì đó để làm kỷ niệm, như một chuỗi hạt hoặc chiếc vòng đeo tay chẳng hạn. Sau đó, nhà trai nhờ người mai mối để xin cưới cô gái. Bấy giờ, hai gia đình mới gặp gỡ để bàn bạc về hôn lễ. Điều cốt yếu là mỗi bên phải chọn cho được một người biết cầu khấn thần linh để họ mời “các Yang” về chứng kiến lễ buộc chỉ tay cho cô dâu và chú rể. Phí tổn cho đám cưới thường rất lớn và gia đình nhà trai phải chịu hết. Nếu nhà trai không chịu đủ thì chàng trai phải đi ở rể, làm không công cho đến khi nào trừ hết nợ thách cưới của nhà gái mới thôi. Hết nợ, chàng trai còn phải làm lễ cưới lần thứ hai cho đúng với tục lệ.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, người Xtiêng cho phép trai gái đến tuổi được tự do tìm hiểu nhau, nhưng tục lệ buộc họ yêu đương phải gắn với hôn nhân; nghiêm cấm sự lang chạ. Ai đã hỏi cưới mà bội ước thì bị phạt vạ nặng. Đó là những quy ước nhân văn của người Xtiêng ở miền Đông Nam phần VN.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Câu chuyện ngập nước vẫn kéo dài cả năm này qua năm kia… Bản tin VOV kể chuyện Sài Gòn ngập: Cơn mưa lớn đã khiến nhiều tuyến đường bị ngập, ảnh hưởng đến giao thông ở TP.SG trong buổi chiều 7/5/2019.
Giá xăng, giá điện cùng tăng… thê thảm là đời sống công nhân. Báo Thanh Niên kể: Xăng, điện cùng tăng, xóm trọ công nhân ở TP.SG lao đao thời 'bão giá'. Họ phải cắt đủ thứ để tiết kiệm: bật đèn trễ để tiết kiệm điện, mang khô từ quê vào ăn đỡ tiền chợ, lấy xe đạp đi chợ đỡ tiền xăng..
Nhà nước báo động rằng tiền đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam đang suy giảm… Bản tin VTV kể rằng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2016 - 2018 của TP.SG đạt 14,4 tỷ USD, tuy nhiên tỷ lệ dự án FDI trong những năm gần đây có dấu hiệu giảm.
Cố Nhạc Sĩ Anh Bằng là một tài năng tuyệt vời... Hôm 5/5 là ngày sinh nhật của cố nhạc sĩ tuyệt vời này. Người dân Miền Nam vẫn còn nhớ những dòng ca rất mực tình tứ, tha thiết của người chiến sĩ VNCH.
Cụ Ngô Đức Kế là một nhà hoạt động nổi tiếng thời chống Pháp, có giao tình với cả hai cụ Phạn -- Phan Chủ Trinh và Phan Bội Châu. Một con đường ngay trung tâm thành phố Sài Gòn từ trước 1975 được đặt tên là đường Ngô Đức Kế
Hăm dọa sẽ khủng bố gia đình một nhà báo... Chuyện đang xảy ra, khi côn đồ được thuê để giải quyết các vụ kiện dân sự...
Bản tin Sao Star kể chuyện Long An: Thắc mắc tô hủ tiếu những 100.000 đồng, cặp vợ chồng bị chủ quán đánh trọng thương. Thắc mắc 2 chai nước ngọt giá 60.000 đồng, rồi tô hủ tiếu tới 100.000 đồng, quá cao so với thị trường, 2 vợ chồng anh Minh chị Duyên bị chủ quán gọi người đến đánh hội đồng.
Trời hại... mưa dông. Bản tin TTXVN kể: Tối và đêm 29/4, các khu vực trong tỉnh Yên Bái có mưa rào và rải rác có dông, lốc. Đáng lưu ý, trên địa bàn huyện Trấn Yên, mưa và dông, lốc đã gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Vé xe buýt lại tăng giá… Cõi này đầy nỗi lo… Báo Dân Việt kể: Sở Giao thông Vận tải TP.SG vừa cho biết, từ ngày mai (1.5), 51 tuyến xe buýt có trợ giá sẽ tăng 1.000 đồng mỗi lượt hành khách.
Có phải tình báo Trung Quốc đã và đang mua chuộc cán bộ quan chức Hà Nội? Đó cũng là điều cần nghi ngờ. Bản tin BBC kể: Thời gian gần đây Mỹ phát hiện nhiều vụ Trung Quốc mua chuộc nhân viên tình báo Mỹ để thu thập thông tin.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.