Hôm nay,  

Chợ Của Dân Thất Nghiệp

30/03/200100:00:00(Xem: 4277)
Bạn,
Theo báo Người Lao Động, tại một ngã ba trên Quốc lộ 20, cây số 115, Định Quán có 1 ngôi chợ đặc biệt. Báo gọi đó là chợ nhân công, chợ của những người thất nghiệp chờ bán sức lao động với bất cứ giá nào. Theo ghi nhận của phóng viên báo Người Lao Động, những người đến với chợ này vốn trước đây chuyên làm công cho các nhà rẫy, nhưng giờ đây họ không còn được thuê mướn do giá nông sản rớt thê thảm, các gia đình canh tác rẫy hạn chế gọi người làm mà chủ yêu là bỏ công làm lãi. Vì thế lượng người làm công ăn theo mùa của nhà rẫy thất nghiệp rất đông, người may mắn kiếm tiền thu nhập cũng chỉ bằng 1/3 so với vài năm trước. Cuộc sống của những người này vốn bấp bênh nay càng túng quẫn. Hàng đêm, họ lầm lũi kéo về giành giật, kiếm sống tại một nơi mang tên nghe rất giàu sang: Ngã ba Phú Hoa. Mời bạn nghe câu chuyện về chợ này theo lời kể của một nữ phóng viên quốc nội.

Trong vai cô chủ rẩy tìm người làm công hái tiêu, một nữ phóng viên báo Người Lao Động đến chợ trước 4 giờ sáng, quan sát thấy có từng cụm người đứng, ngồi co ro trong cái rét. Mắt họ cố giương lên, hóng ra quốc lộ đợi những ánh đèn xe. Vài em bé còn đang ngon giấc trong vòng tay mẹ, quanh nhóm người lỉnh kỉnh nào xoong nồi, chăn chiếu. Cô phóng viên buột miệng hỏi một phụ nữ đứng gần có phải bà ta ngủ ở đây không thì người này trả lời: Không tôi ra lúc hai rưỡi. Cô ta hỏi tiếp vì sao lại đi sớm thì bà ta nói: “Muộn có mà ăn cám. Thời buổi ế ẩm quá.” Nữ phóng viên gặp một phụ nữ luống tuổi ẵm đứa con còn nhỏ trong tay rụt rè nói: “Cô làm phước cho ba má con tui đi làm với.” Bà chỉ tay về phía bên kia đường, nơi thằng lớn đang ngồi canh đồ. Cô phóng viên hỏi: “Bác làm sao trèo thang được"” Người đàn bà trả lời: “Thằng lớn nhà tui lanh lắm.” Phóng viên lại hỏi: “Đi xa cả tháng, nhà cửa bác làm sao "” Người đàn bà nói ngay: “Lên 135 thì xa gì, má con tui có bận về tận Long Khánh, Xuân Lộc chứ bộ.” Hai người đang nói chuyện thì một gã cò cao lớn đến ra oai: “Dân núi Tượng lên đây mà dám qua mặt bọn này”. Nghe thế, cô phóng viên giật bắn người, phần run vì lạnh, phần vì sợ, cô ta nói: “Có gì đâu, người anh em, tìm hiểu cho biết, còn tiện thu xếp. Bốn ngày nữa tụi này mới ra quận. Nhờ đằng ấy đấy”. Gã cò cao giọng: “Tưởng làm trong ngày chứ. Cần gì phải đi trước, 30 giây gom đủ”. Gã dịu giọng rồi vội vã lao đến một chiếc xe vừa trờ tới. Mọi người đổ xô vào. Cuộc gọi công diễn ra nhanh. Đa số những người được gọi là đàn ông, rồi đến các cô gái khỏe mạnh. Từng tốp người theo chủ rẫy kéo nhau đi trong màn sương dày dặc.

Khi nghe nói bốn ngày nữa mới ra quân, đám người còn lại đã dạt ra kiếm mối ban ngày. Cảnh mặc cả lại nhốn nháo. Chợ đông chừng tiếng rưỡi, từ khoảng bốn giờ rưỡi đến 6 giờ. Khi chợ tan, khoảng 70 đàn bà không kiếm được việc, ngồi uể oải ngáp dài. Cô phóng viên đảo mắt kiếm người đàn bà lúc nãy. Đứa con trên tay chị thức giấc, khóc ngặt nghèo. Thằng lớn ôm chiếu, xách làn, đứng xớ rớ bên chân mẹ. Và hình như chị cũng theo dõi tìm cô chủ rẫy. Chị liếc mắt trông chừng gã cò mồi rồi thầm thì vào vai cô chủ rẫy: “Em quay lại, giúp chị nhé. Mẹ con chị làm được việc”. Cô phóng viên hỏi mẹ con chị giờ thì đâu, chị trả lời: Chờ lát nữa vào trong chợ xin rửa chén bát cho mấy hàng quán kiếm bữa cơm trưa.

Bạn,
Trong lúc ngồi đợi, người mẹ kể lại bước đường chị đến với chợ nhân công: Má con chị ở miền Tây, lên Định Quán gắn bó với nghề này đã 5 năm. Chị ngậm ngùi nói: “Lúc trước, cuộc sống cũng tạm được nhưng giờ khó quá. Ai kêu việc gì cũng làm, miễn kiếm đủ cơm cho lũ con.” Trong những ngày không tìm được việc làm, ba mẹ con chị lại đến chợ nhân công để đợi chờ...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.