Hôm nay,  

Chợ Của Dân Thất Nghiệp

30/03/200100:00:00(Xem: 4275)
Bạn,
Theo báo Người Lao Động, tại một ngã ba trên Quốc lộ 20, cây số 115, Định Quán có 1 ngôi chợ đặc biệt. Báo gọi đó là chợ nhân công, chợ của những người thất nghiệp chờ bán sức lao động với bất cứ giá nào. Theo ghi nhận của phóng viên báo Người Lao Động, những người đến với chợ này vốn trước đây chuyên làm công cho các nhà rẫy, nhưng giờ đây họ không còn được thuê mướn do giá nông sản rớt thê thảm, các gia đình canh tác rẫy hạn chế gọi người làm mà chủ yêu là bỏ công làm lãi. Vì thế lượng người làm công ăn theo mùa của nhà rẫy thất nghiệp rất đông, người may mắn kiếm tiền thu nhập cũng chỉ bằng 1/3 so với vài năm trước. Cuộc sống của những người này vốn bấp bênh nay càng túng quẫn. Hàng đêm, họ lầm lũi kéo về giành giật, kiếm sống tại một nơi mang tên nghe rất giàu sang: Ngã ba Phú Hoa. Mời bạn nghe câu chuyện về chợ này theo lời kể của một nữ phóng viên quốc nội.

Trong vai cô chủ rẩy tìm người làm công hái tiêu, một nữ phóng viên báo Người Lao Động đến chợ trước 4 giờ sáng, quan sát thấy có từng cụm người đứng, ngồi co ro trong cái rét. Mắt họ cố giương lên, hóng ra quốc lộ đợi những ánh đèn xe. Vài em bé còn đang ngon giấc trong vòng tay mẹ, quanh nhóm người lỉnh kỉnh nào xoong nồi, chăn chiếu. Cô phóng viên buột miệng hỏi một phụ nữ đứng gần có phải bà ta ngủ ở đây không thì người này trả lời: Không tôi ra lúc hai rưỡi. Cô ta hỏi tiếp vì sao lại đi sớm thì bà ta nói: “Muộn có mà ăn cám. Thời buổi ế ẩm quá.” Nữ phóng viên gặp một phụ nữ luống tuổi ẵm đứa con còn nhỏ trong tay rụt rè nói: “Cô làm phước cho ba má con tui đi làm với.” Bà chỉ tay về phía bên kia đường, nơi thằng lớn đang ngồi canh đồ. Cô phóng viên hỏi: “Bác làm sao trèo thang được"” Người đàn bà trả lời: “Thằng lớn nhà tui lanh lắm.” Phóng viên lại hỏi: “Đi xa cả tháng, nhà cửa bác làm sao "” Người đàn bà nói ngay: “Lên 135 thì xa gì, má con tui có bận về tận Long Khánh, Xuân Lộc chứ bộ.” Hai người đang nói chuyện thì một gã cò cao lớn đến ra oai: “Dân núi Tượng lên đây mà dám qua mặt bọn này”. Nghe thế, cô phóng viên giật bắn người, phần run vì lạnh, phần vì sợ, cô ta nói: “Có gì đâu, người anh em, tìm hiểu cho biết, còn tiện thu xếp. Bốn ngày nữa tụi này mới ra quận. Nhờ đằng ấy đấy”. Gã cò cao giọng: “Tưởng làm trong ngày chứ. Cần gì phải đi trước, 30 giây gom đủ”. Gã dịu giọng rồi vội vã lao đến một chiếc xe vừa trờ tới. Mọi người đổ xô vào. Cuộc gọi công diễn ra nhanh. Đa số những người được gọi là đàn ông, rồi đến các cô gái khỏe mạnh. Từng tốp người theo chủ rẫy kéo nhau đi trong màn sương dày dặc.

Khi nghe nói bốn ngày nữa mới ra quân, đám người còn lại đã dạt ra kiếm mối ban ngày. Cảnh mặc cả lại nhốn nháo. Chợ đông chừng tiếng rưỡi, từ khoảng bốn giờ rưỡi đến 6 giờ. Khi chợ tan, khoảng 70 đàn bà không kiếm được việc, ngồi uể oải ngáp dài. Cô phóng viên đảo mắt kiếm người đàn bà lúc nãy. Đứa con trên tay chị thức giấc, khóc ngặt nghèo. Thằng lớn ôm chiếu, xách làn, đứng xớ rớ bên chân mẹ. Và hình như chị cũng theo dõi tìm cô chủ rẫy. Chị liếc mắt trông chừng gã cò mồi rồi thầm thì vào vai cô chủ rẫy: “Em quay lại, giúp chị nhé. Mẹ con chị làm được việc”. Cô phóng viên hỏi mẹ con chị giờ thì đâu, chị trả lời: Chờ lát nữa vào trong chợ xin rửa chén bát cho mấy hàng quán kiếm bữa cơm trưa.

Bạn,
Trong lúc ngồi đợi, người mẹ kể lại bước đường chị đến với chợ nhân công: Má con chị ở miền Tây, lên Định Quán gắn bó với nghề này đã 5 năm. Chị ngậm ngùi nói: “Lúc trước, cuộc sống cũng tạm được nhưng giờ khó quá. Ai kêu việc gì cũng làm, miễn kiếm đủ cơm cho lũ con.” Trong những ngày không tìm được việc làm, ba mẹ con chị lại đến chợ nhân công để đợi chờ...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.