Hôm nay,  

Hành Trình Tìm Việc Làm

04/07/200200:00:00(Xem: 4352)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo SGGP, hiện nay trong lĩnh vực dạy nghề tại Việt Nam, tỷ lệ công nhân đã qua các lớp đào tạo tại một số địa phương chỉ đạt mức hơn 10%.. Do đó, thị trường lao động tại nhiều tỉnh, thành phố trong nước hiện nay đang “thừa thầy-thiếu thợ”. Sự nghịch lý thiếu-thừa là trong khi các công ty, cơ quan đơn vị kinh tế liên tục tuyển người, thì người lao động cứ tiếp tục cuộc hành trình đi tìm việc làm. Báo SGGP ghi lại một số trường hợp như sau.
Anh Trần H.L., tốt nghiệp ĐH Ngân hàng xong, đi du học ở nước ngoài cho “chắc ăn”, về nước tìm việc, cả một thời gian khá dài anh tìm đến các trung tâm tư vấn nhân lực, trung tâm giới thiệu việc làm, nộp hồ sơ phỏng vấn, không đạt. Lại nộp hồ sơ... Thoạt đầu còn hăng hái đề nghị nhiệm vụ quản lý, sau tụt dần đến nhân viên kế toán cũng... không xong. Vì nơi tuyển dụng cần người có kinh nghiệm thực tế, hơn nữa với hai tấm văn bằng trong tay, không ít đơn vị “ngại” đặt anh vào vị trí có mức lương thấp. Thực tế, sinh viên ra trường thất nghiệp cao, hoặc kiếm được việc làm thì cũng không phù hợp với ngành nghề đào tạo. Thậm chí có nhiều sinh viên sau 4 năm học đại học mới nhận ra mình không có năng khiếu trong ngành mình đã chọn! Xin nêu vài con số: 50% số sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề khác, có việc làm không phù hợp với ngành nghề đào tạo. Chỉ 30% tìm được việc làm đúng nghề, còn lại 20% lâm cảnh thất nghiệp. Trong khi đó, 66% doanh nghiệp chưa hài lòng về sự tuyển dụng và sử dụng nhân lực qua đào tạo.

Ông Vũ Tiến Dự, Giám đốc một Công ty Thương mại - Dịch vụ - Xây dựng, người đã có quá trình “đánh vật” với việc tham gia tuyển dụng nhân sự cung cấp cho các cơ quan, đơn vị cho biết: “Khách hàng của chúng tôi rất khao khát những công nhân lành nghề, được đào tạo bài bản từ các trường chuyên nghiệp. Chúng tôi nhận rất nhiều đơn xin việc của các sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ nhưng không thể tuyển các cử nhân, kỹ sư vào làm... công nhân! Thực ra cũng có vài trường hợp, kỹ sư chấp nhận làm công nhân, nhưng chỉ sau một thời gian thì họ tự nghỉ việc vì cảm thấy khó.... thạo nghề. Do đó chúng tôi tuyển thợ, và từng bước thực tế công việc đào tạo họ thành thầy. Và thợ đúng nghĩa, có chuyên môn thì quả vẫn hiếm!”.

Bạn,
Báo SGGP cho biết: theo đánh giá của cơ quan quản lý lao động thành phố Sài Gòn, số lượng giáo viên dạy nghề ở thành phố SG không thiếu, nhưng về trình độ chuyên môn thì vẫn còn nặng lý thuyết hơn thực hành, chưa cập nhật kiến thức công nghệ mới, vì chưa được tiếp cận trang thiết bị hiện đại. Báo SGGP ghi nhận thêm rằng hiện nay hoạt động dạy nghề của các cơ sở dạy nghề nói chung tại SG tuy đang phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, nhưng do chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức về chương trình, nội dung giảng dạy, máy móc, thiết bị dùng dạy học lạc hậu, cũ kỹ, thiếu giáo viên thực hành có kinh nghiệm v.v... nên đã dẫn đến số lượng học sinh vào học nghề còn thấp so với học chữ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.