Hôm nay,  

Thầy Giáo Môn Phụ

15/12/199900:00:00(Xem: 6692)
Bạn,
Theo một thăm dò của báo Tuổi Trẻ, 98% học sinh hiện đang học lớp 12 đã cho biết chương trình học hiện nay quá nặng có đến 11 môn, vì vậy không có thời gian để học hết, mà chỉ học những môn nào có hệ số cao, môn nào nằm trong các môn bắt buộc của kỳ thi tốt nghiệp, đó là những môn chính. Từ cách nhìn và cách học này, các môn khác đều được học sinh xem là môn phụ không cần phải “đầu tư”. Hiện trạng này được báo Tuổi Trẻ ghi nhận như sau:

Khi có môn chính, môn phụ thì tất phải có đối xử phân biệt, vì vậy hầu hết các học sinh đều có cách riêng của mình để học các môn phụ: Học chỉ là để đối phó với thầy cô lúc trả bài và khi đi thi, học cho đủ điểm, học như vẹt, học xong quên ngay đó mà. Đến giờ các môn đó, nếu giáo viên giảng hay thì xem, như một tiết công dân, những bài học về luật pháp, những từ ngữ xa xôi, khó hiểu. Có một số ít ý kiến thì chừng mực hơn: Theo em, tất cả các môn học đều quan trọng, mỗi môn có một chức năng riêng. Nhưng nếu cho rằng phải đầu tư học tất cả là không thực tế, vì em không có thời gian. Học trò có lỗi trong sự phân biệt đối xử với các môn học" Không, hoàn toàn không phải lỗi của học sinh. Tất cả các giáo viên khi được hỏi ý kiến đều trả lời như vậy. Chính xã hội, gia đình cùng với những quan niệm thực dụng trong xã hội ngày nay đã tạo ra sự phân biệt đối xử đó. Nhiều giáo viên khẳng định: Giáo dục phổ thông là cách mà người thầy phải truyền thụ cho học sinh những tri thức cơ sở trước khi vào các trường cao đẳng, đại học, đó là một bộ phận rất trọng yếu. Trong khi đó, cách nhìn giáo dục của chúng ta hiện nay vốn vẫn nặng chạy theo thi cử, thành tích, nghề nghiệp. Môn học nào gắn với những nghề nghiệp sau này làm ra được nhiều tiền, đó là môn chính" Chẳng thế mà nhất tin, nhì Anh, tam kinh tứ luật đó sao.

Thầy giáo N.M.N 31 năm trong nghề dạy sử địa nói rõ: không có một văn bản nào của ngành quy định, môn chính, môn phụ. Nhưng chính việc quy định các môn phải thi tốt nghiệp là một yếu tố tạo nên sự phân biệt đó. Chờ đến lúc bộ Giáo dục công bố các môn thi là các trường tăng tiết, đầu tư vào môn thi: môn nào không thi thì dạy dồn, dạy ép cho xong, không cần để ý đến kiến thức cơ bản được truyền thụ như thế nào, thế là thành ra môn quan trọng và không quan trọng. Xót xa hơn khi cách nhìn lệch về giáo dục phổ thông giữa các môn học đã dẫn đến việc cách đối xử phân biệt với những người thầy. Đẳng cấp giữa những giáo viên được nhìn rõ qua thu thập mà họ nhận hàng tháng: một tiết học 45 phút nhưng tiền giờ trả cho môn chính gấp 2-3 lần trả cho các môn phụ tại nhiều trung tâm luyện thi, các trường dân lập...thể hiện trong cả các cua dạy thêm ngoài giờ, bởi có mấy ai học thêm các môn sử địa, giáo dục công dân, thể dục, kỹ thuật... Trớ trêu hơn, không ít trường vẫn nghĩ rằng các môn phụ như giáo dục công dân, kỹ thuật là môn ai cũng có thể dạy được, vì vậy thiếu hoặc dư một trường hợp biên chế nào, ban giám hiệu sẵn sàng phân công lấn sân hoặc kiêm nhiệm là chuyện thường. Các giáo viên, những người được gọi là thầy giáo dạy môn phụ, đều có chung tâm tư: Họ chỉ buồn chứ không có mặc cảm. Cho dù xã hội quan niệm thế nào thì dưới mắt học sinh, họ vẫn là những người thầy.

Bạn,
Một giáo viên tâm sự với phóng viên: Nỗi buồn lớn nhất của chúng tôi là phải đối mặt với những “tình huống sư phạm” hàng ngày trên bục giảng và ngoài đời. Hỏi một lớp học, không em nào nói được chính xác vị trí và lịch sử của cầu Hiền Lương, hoặc những câu chuyện nhói lòng khi một người nước ngoài kể chuyện tuyển người Việt vào làm trong công ty của họ: Khi được hỏi: ngọn núi nào cao nhất nước bạn, nhiều thanh niên đã trả lời: Núi Thái Sơn!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuần này sẽ có rằng tháng 7, Đại Lễ Vu Lan
Phần nhiều trong thế hệ chúng ta đều trải qua những gian nan phận đời
Chuyện lạ: Bán xe máy phải... xác nhận độc thân
Trung Quốc đã bất chấp luật pháp Quốc tế để đem tầu Hải Dương 8 vào thăm dò dầu khí bên trong vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam
Mưa lũ, bão táp gây nhiều thiệt hại… Bản tin VOH kể về trường hợp: Đánh chìm sà lan, xếp 10.000 bao tải cát cứu đê biển.
Bắt tại trận… đang nhận hối lộ… Nhưng đây là cấp huyện, chưa lên cấp cao.
Tiền từ Hoa Lục đổ vào Việt Nam ào ạt… đầu tư tăng vọt từ TQ chắc chắn là điều quan ngại cho tương lai.
Cũng trong tháng 8 là những ngày để dân tộc Nhật Bản tưởng niệm hai quả bom nguyên tử rơi vào hai thành phố Nhật
Giao thông thông minh… chuyện này khó hiểu. Có thể là điều hướng giao thông qua máy vi tính?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.