Hôm nay,  

Hôn Lễ: Đốn Củi, Bắt Chuột

7/4/199900:00:00(View: 7405)
Bạn đừng nghĩ rằng chỉ có người Kinh mình mới gây khó dễ cho đôi trẻ sắp kết hôn với đủ thứ lễ. Dân sắc tộc Giẻ Triêng thuộc tỉnh Kon Tum cũng có những tục lệ không kém phần thơ mộng và gay go: Con gái phải đi tìm đủ 100 bó củi gỗ dẻ, và con trai phải bắt đủ 100 con chuột về sấy khô mới gọi là đủ lễ. Báo trong nước ghi phong tục này như sau.
Tôi được giới thiệu đến làng Đác Nhoong, huyện Đác Glay cách thị xã Kon Tum 162km, một buôn làng của bà con dân tộc Giẻ Triêng. Dù trời mưa lất phất, nhưng trên đường vào làng vẫn nhộn nhịp người qua kẻ lại, ai nấy cũng quần áo tươm tất với nụ cười tươi tắn trên môi. Trẻ con thì lũ lượt từng tốp năm bảy đứa, í ới rủ nhau đi. Ông A B’rek, già làng của làng Dak Nhoong cho biết là mọi người đến nhà của cô Y B’ruza chúc mừng cô đã bắt được chồng, hôm nay cô làm lễ cưới chồng. Tôi tỏ ý muốn được già làng đưa đến dự đám cưới để biết thêm phong tục tập quán của bà con Giẻ Triêng, ông cười hiền lành gật đầu:
- Được thôi, đám cưới mà có khách lạ đến mừng, hên lắm. Là điềm lành cho vợ chồng mới, sanh con được nhiều, làm ăn tiền vàng vô nhiều.
Ông A B’rek đưa tôi đi thăm làng. Có hai cô gái ngược đường đi tới, mồ hôi nhễ nhại, trên lưng gùi bó củi dựng đứng cao khỏi đầu, mỗi khúc to bằng bắp chuối, dài khoảng 6-7 tấc. Gặp già làng, hai cô lễ phép gật đầu chào. Ông đứng lại hỏi một cô tuổi khoảng hai mươi:
- Chừng nào cưới"
- Hai con trăng nữa. - Cô gái thẹn thùng trả lời.
- Đủ củi chưa" - Ông hỏi tiếp.
- Dạ... - Cô cúi đầu cười e thẹn - Còn thiếu mười một bó.
Già làng vỗ vai tôi nói:
- Tụi nó vào rừng đốn củi để dành bắt chồng.
Nghe ông nói, tôi chỉ biết trố mắt ngạc nhiên, ông giải thích:
- Con gái Giẻ Triêng chúng tôi có tục lệ ngày cưới chồng phải có 100 bó củi làm sính lễ cho nhà trai, thiếu không được. Củi phải loại cây đẹp, thường là cây dẻ, dài 6-7 tấc mới được. Đây là thể hiện sự quán xuyến, đảm đang của người phụ nữ làm chủ gia đình.
Tôi đến bên cô bé tuổi khoảng mười hai, e ngại hỏi:
- Em cũng sắp bắt chồng"
- Đâu có. - Cô bé cười ngất trả lời - Còn con nít ai cho bắt chồng. Mười bảy tuổi già làng mới cho phép. 100 bó củi cây dẻ kiếm lâu lắm, chuẩn bị trước cho con trai nó thấy mình giỏi giang.
Thì ra tục lệ củi bắt chồng đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người nơi đây, các cô gái mới 12 - 13 tuổi đã nghĩ đến chuyện để dành củi cho ngày cưới chồng. Cô bé nói tiếp:
- Mười hai bó củi của em cho chị Y B’ruza mượn hết rồi. Chị ấy bệnh không vào rừng đốn củi được.
- Lệ làng cho phép mượn củi - ông A B’rek nói. Đó là cách dạy cho người phụ nữ biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn, không hẹp hòi.
Bây giờ, đi qua những ngôi nhà có chất cẩn thận hai ba đống củi trước mái hiên, tôi biết ngay rằng nhà này có mấy người con gái. Đống củi càng to, chủ nhân của nó đã sắp bắt được chồng. Củi để dành bắt chồng bao giờ cũng để trước nhà cho cả làng biết sự cần cù, siêng năng của con gái mình.

Chúng tôi đi ngang một triền đồi, trên ấy trải rộng một mầu xanh của lúa. Thấp thoáng đây đó trong màn mưa lất phất, những bóng người dầm mưa dãi nắng trên nương. Ông A B’rek nói:
- Ngày ngày những chàng trai lên nương, ngoài công việc làm cỏ, trồng lúa, họ còn phải bắt chuột.
Mới nghe ông nói, tôi cứ ngỡ họ bắt chuột về nhậu nên nín thinh không thắc mắc, đến khi gặp một chàng trai trên tay xách xâu chuột bảy con, nghe già làng nói chuyện với anh ta, tôi mới vỡ lẽ.
- Mầy về nhà vợ mà thiếu chuột, tao không cho đâu. Cứ lo ăn nhậu hoài.
Chàng trai cười hớn hở phân bua:
- Ông ơi, còn tới hai con trăng nữa, tui đã có được 80 con rồi, tới ngày đó sẽ đủ thôi.
- Mầy không tính thời gian còn phải phơi khô nữa à" Ông A B’rek lớn tiếng - Mầy định cho cả làng nhậu chuột ươn trong ngày cưới à" - Rồi ông giới thiệu chàng trai với tôi - Thằng này được con Y B’naly gùi củi khi nãy cưới làm chồng, mà làm biếng quá, gùi chưa đan xong, chuột cũng chưa đủ.
Bấy giờ già làng A B’rek mới rành rọt đầu đuôi cho tôi biết:
- Ngày xưa, ông bà lên nương trồng lúa cực lắm, nhưng chưa kịp mang lúa về nhà thì đã bị lũ chuột đến phá, ăn hết. Nhằm mục đích diệt chuột, ông bà đặt ra tục lệ là con trai trước khi về nhà vợ phải nộp đúng 100 con chuột ra mắt nhà gái, làm mồi nhậu cho dân làng trong ngày cưới. Con gái thiếu củi thì cho phép mượn của bạn bè rồi trả sau. Còn con trai thiếu chuột thì không được mượn.
Cậu bé đang sấy chuột nói với già làng:
- Mấy ngày nay mưa quá, không phơi chuột được, con phải đốt lửa sấy khô, sợ nó ươn bỏ uổng.
Già làng gật đầu tỏ ý hài lòng bước đi, ông kể tiếp cho tôi nghe:
- Ngoài 100 con chuột, bên trai còn phải đan gùi với dệt thổ cẩm, nếu không dệt thì mua cùng với vòng bạc tặng cô dâu. Lễ vật này thay cho lời thề sẽ chung tình với vợ.
Khi tôi đến, đám cưới chồng của cô Y B’ruza đã tổ chức sang ngày thứ hai: lễ bắt rể. Trời đã tạnh mưa, mọi người tề tựu trước sân nhà, vây quanh những khúc củi bắt chồng của cô dâu chất ken nhau chuẩn bị đốt. Chàng rể trịnh trọng bưng chiếc mâm thau đựng 100 con chuột trình trước mặt dân làng. Cô dâu đến mời già làng châm lửa và nướng con chuột khô đầu tiên làm mồi nhậu. Kế đến, dân làng cùng lấy chuột khô của chú rể đựng trong mâm đem nướng, rượu cần cứ châm liên tục, hết ché này đến ché khác. Các chàng trai cô gái ăn mặc thật diện, múa hát bên nhau quên cả trời khuya. Già làng cho tôi biết:
- Đám cưới của đồng bào Giẻ Triêng chúng tôi kéo dài 3 ngày. Ngày thứ nhất gọi là ra mắt dân làng, tổ chức tại nhà rông. Nhà gái lo đồ nhậu đãi khách. Dân làng mang rượu cần đến uống mừng cô dâu chú rể. Ngày thứ hai: lễ bắt rể, tổ chức tại nhà gái, chàng rể mang sang 100 con chuột, dùng củi bắt chồng của cô dâu đốt lên nướng chuột đãi bà con, sau đó chàng rể tặng cô dâu vòng bạc, gùi, vải thổ cẩm. Buổi tiệc này kéo dài cho tới gà gáy. Ngày thứ ba: lễ xuất giá, tổ chức tại nhà trai, cô dâu tặng chú rể chiếu, cây teo (dao) và mang số củi bắt chồng còn lại sang nhà trai. Tiệc tàn, chàng trai từ giã gia đình để về nhà vợ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nữ sinh bây giờ không hiền như xưa... Báo Người Lao Động kể về tình hình 10 nữ sinh vây đánh tập thể 2 học sinh khác. Bản tin ghi rằng một số người dân cho biết nhóm 10 nữ sinh (trong đó có nhiều em mặc đồng phục) lao vào đánh hội đồng 1 nữ sinh cùng 1 nam sinh khác mặc sự can ngăn của các bạn đi cùng.
Tháng tư đen... Tháng tư đen... Hôm nay là trong tuần lễ đầu tháng 4/2019, ngồi nhớ lại 44 năm trước, nhiều trận đánh vẫn dữ dội, gay go...
Mấy hôm trước là sinh nhật cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông sinh ngày 5 tháng 4/1923. Còn ba tuần nữa là tới ngày 30 tháng 4/2019, tròn 44 năm Miền Nam thất thủ. Kết thúc một cuộc chiến để khởi đầu một thời kỳ sắt thép, tàn bạo, đàn áp tất cả các nhân quyền và dân quyền.
Bụi, bụi, bụi... khắp nơi. Bụi nhiều tới mức máy hút bụi cũng chịu thua, tới mức quán xá đóng cửa vì bụi tràn ngập vào hơi thở... Báo Thanh Niên kể chuyện một khu vực Sài Gòn nơi bụi nhiều nhất thành phố: Dẹp quán, cửa đóng 24/24 vẫn không thấu.
Vậy là tương lai sẽ giảm bớt bia rượu nhờ tăng thuế rượu và bia? Hy vọng. Báo Tuổi Trẻ kể: Ngày 3-4, thông tin từ UBND TP.SG cho biết UBND TP đang chỉ đạo các cơ quan liên quan gấp rút chuẩn bị
Tiền trong một ngân hàng Nha Trang bốc hơi... trong khi quan chức cựu Viện phó Viện Giám Sát TP Đà Nẵng thú nhận đã ôm hun một bé gái trong thang máy vì tưởng là không có máy quay phim nào trong đó.
Cái chết nhiều khi tới bất ngờ… như trường hợp nghệ sĩ hài Anh Vũ. Báo Người Lao Động kể: Diễn viên điện ảnh Trí Quang vừa thông tin cho PV báo NLĐ biết nghệ sĩ hài Anh Vũ đã đột ngột mất tại Mỹ tối 1-4 theo giờ địa phương tại quận Cam, tiểu bang California.
Thẩm phán Mã Lai phán quyết: Cô Đoàn Thị Hương sẽ ra tù vào tháng 5/2019. Vậy là mừng... Bản tin RFI kể: Ngày 01/04/2019, Đoàn Thị Hương, bị cáo duy nhất còn lại trong phiên tòa xét xử vụ sát hại người anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại sân bay Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, chỉ bị kết án 40 tháng tù về tội «cố ý gây thương tích» thay vì tội danh sát nhân như đề nghị ban đầu.
(LTS: Vậy là tròn 44 năm... Đó là ngày Quân Đoàn 1 rời Đà Nẵng... sau đây là tổng hợp lại từ tài liệu của nhà quân sử Vương Hồng Anh.)
(LTS: Vậy là tròn 44 năm... Đó là ngày Quân Đoàn 1 rời Đà Nẵng... sau đây là tổng hợp lại từ tài liệu của nhà quân sử Vương Hồng Anh.)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.