Hôm nay,  

Lễ Hội Nấu Cơm Thi

2/11/200300:00:00(View: 6642)
Bạn,
Lá thư kỳ này kể cho bạn nghe chuyện về lễ hội nấu cơm thi ở một làng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Đó là Hương Canh, thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Hương Canh vừa là tên một làng, vừa là tên của cả thị trấn. Báo Giáo Dục-Thời Đại viết về lễ hội này như sau.
Thời Gia Long “Nhị thập niên”, Hương Canh có 7 giáp. Mỗi Giáp cứ theo tên Cơ mà gọi: Cơ Treo Chùa, Cơ Ngói Hạ, Cơ Đông Mướp, Cơ Trong Vam, Cơ Lang Gợ, Cơ Nội Giữa, Cơ Chuôi Chòm. Các Giáp đều được quyền và có trách nhiệm tham gia lễ hội “Nấu cơm thi”.
Lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân. Mỗi Giáp phải nấu 16 nồi cơm dự thi, gạo Gié cánh, loại gạo đặc sản của Hương Canh, vào nồi bảy bằng đồng điếu, chứ không dùng nồi đất như Khai Quang, Bảo Sơn, Vị Trù, Thanh Dã hay Hiển Lễ, vì 3 đình Hương Canh không thờ ông tổ làm nồi đất là Nồi Hầu, mà thờ vị Thành hoàng thời Ngô Vương Quyền.
Buổi chiều, đúng giờ Mùi, các hộ bưng nồi cơm thi từ nhà mình đã nấu xong, đến nhà trưởng Giáp. Các nồi cơm đều được niêm phong bằng giấy bản, dán nước bọt cơm, bịt kín cả vung. Trên vung ghi rõ tên Giáp và tên chủ hộ.

Các chức sắc trong Giáp được cử làm giám khảo. Mỗi Giáp một người, tất cả gồm 7 cụ. Thêm một cụ đứng đầu điều khiển việc chấm thi, gọi là cụ Trùm Nước.
Cơm mang so tài phải thật trắng, thật thơm và thật dẻo. Cơm đơm ra bát, lúc đang nóng hôi hổi, người ta lấy đũa cả đè lên, các hạt cơm dính chặt lại với nhau. Khi úp dốc xuống, cơm tuột ra khỏi bát thật róc, hạt cơm dính liền và mịn mặt như đóng khuôn. Thứ cơm này gọi là “cơm in”, cắt ra từng miếng như cơm nắm, vừa mịn, vừa dẻo, vừa thơm như xôi.


Muốn đạt được những tiêu chuẩn đó phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Nước nấu cơm thường là nước mưa hứng giữa trời, lưu trữ trong chum vại đậy kín, không có mùi ngói vôi, mùi máng kẽm rỉ, mùi nấm mốc ở thân cau, không có bọ gậy. Cả nước vo gạo lẫn nước nấu cơm đều phải lọc rất kỹ; người ta dùng tập giấy bản lót trong rá, để rỏ tí tách xuống vại từ mấy đêm trước. Nấu cơm phải bằng củi xoan khô, đượm lửa, bền than và ít khói, ít bụi. Nồi nấu cơm bằng đồng điếu, đánh sạch, sáng đỏ lên, dùng mỡ cơm xôi để lau nồi trước khi nấu cho dễ róc cháy và không bị bén nồi. Cơm sẽ thơm và không tanh mùi đồng. Vung đất đậy lọt khít trong miệng nồi. Người ta mài nhẹ quanh vành vung để lấy độ tròn và độ nhám, nên đậy vung không cần đệm lá chuối tươi. Vung rất khít, không gây oi khói và vàng cơm. Những nồi cơm đạt yêu cầu, không bị vơi, không bị đầy quá; trên dưới, tứ bề đều ngon, thơm, đẹp như nhau thì được trúng giải. Nồi nấu khéo là nồi không có cháy; lượt cơm đáy không khô cứng, chung quanh không ướt.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: Lễ hội “nấu cơm thi” đã đề cao hạt gạo Gié Cánh, loại gạo mà trong sách “Vân đài loại ngữ”, nhà bác học Lê Quý Đôn gọi là Tám Cánh, hoặc Tám Râu, hàm lượng protein lên tới 12%. Hạt gạo Gié Cánh là biểu tượng của 3 làng Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Canh, biểu tượng của nền văn minh lúa nước, đề cao tài năng nấu cơm cho thợ cày, thợ cấy, cho tráng đinh trong trận mạc chống ngoại xâm và giặc cỏ, ở các làng quê miền bán sơn địa xen kẽ đồng bằng Vĩnh Phúc.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong khi Báo Tin Tức nói về cuộc triển lãm bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa ở Đồng Tháp... lại có tin Phố Tàu đang xây lậu ở Đà Nẵng. Bởi vậy, hễ quan chức “thông cảm, bỏ qua” là có chuyện liên.
Các bạn khoan suy nghĩ rằng nhóm chữ “vườn thú lớn nhất” là ám chỉ gì tới chuyện chính trị quê nhà. Vì vườn thú chỉ là vườn thú, không ám chỉ gì.
Westminster (Bình Sa)- - Trưa Chủ Nhật ngày 5 tháng 3 năm 2017, tại nhà hàng Paracel Seafood Restaurant Hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên
Bản tin nói, Bà Nguyễn Thị Vy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN-MT tỉnh Thanh Hóa), đã bị tạm đình chỉ công tác để làm rõ việc nhắn tin “vòi tiền” doanh nghiệp.
Cảm động nhất trong ngày là một cệu bé đang đi lang thang cùng mẹ lượm ve chai đã xếp dép cho các bé cùng tuổi trong lớp dã ngoại nơi công viên được một trường nhận cho học miễn phí,
Nhà văn quá cố Cao Xuân Huy trong tập hồi ký “Tháng Ba Gãy Súng” đã kể lại những gì anh nhìn thấy, chứng kiến trong khi quân lực VNCH tan rã ở bãi biển Đà Nẵng.
Chúng ta đang tiến vào những ngày của tháng 3/2017. Cũng chính trong tháng 3/1975, những trận đánh sôi nổi bùng lên, khởi đầu từ ngày 10/3/1975 ở Ban Mê Thuột, vài ngày sau là trận Pleiku...
Việt Nam ra sức đào tạo, cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ... nhưng thất nghiệp ở các bậc học này vẫn cao. Tại sao? Và có cách nào tạo ra việc làm mới? Hay là cứ xuất khẩu?
Nhiều chuyện để chú ý hôm nay… Chuyện học sinh ngộ độc thuốc diệt cỏ, chuyện vợ bị chồng đánh chết, chuyện ông Phó Tỉnh Ủy đền tiền nghiên cứu sinh Tiến sĩ,
Bản tin VietnamNet kể chuyện: Hai cô giáo mầm non dùng dép đánh trẻ bị phạt mỗi người 2,5 triệu đồng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.