Hôm nay,  

Đời Sống Nữ Công Nhân

25/09/200000:00:00(Xem: 5451)
Bạn,
Theo báo Phụ Nữ, hiện trên địa bàn thành phố Sài Gòn có 8,489 doanh nghiệp đang hoạt động, và trong tổng số 1,208,241 lao động thì có 502,733 lao động nữ, chiếm tỷ lệ 48.99%. Tại các doanh nghiệp liên doanh và khu chế xuất, lực lượng nữ công nhân gần như chiếm tuyệt đối trong lĩnh vực dệt may, giày da. Phần lớn họ đến từ những vùng quê nghèo ở khắp mọi miền, hy vọng có một cuộc sống dễ chịu hơn nhưng thực tế không được như họ mong muốn. Đa số nữ công nhân đang chịu đựng do áp lực về công việc và đời sống tinh thần, nhất là trong các doanh nghiệp tư nhân và khu chế xuất. Đời sống của nữ công nhân, nhất là những người xa nhà, là điệp khúc: ăn-ngủ-đi làm mà thôi. Phóng viên báo Phụ Nữ ghi lại tâm trạng của một số nữ công nhân qua đoạn ghi chép dưới đây.

Cô Nguyễn Thị Tâm, 25 tuổi, quê ở miền Trung, công nhân giày da ở khu chế xuất Linh Trung, tâm sự: Làm chỉ đủ ăn thôi, mặc dù mỗi tháng lương căn bản cũng được hơn 600 ngàn đồng. Nhưng ở thành phố mức sống cao hơn nhiều so với ngoài quê, chẳng dành dụm được mấy. Mà sợ nhất là tăng ca thường xuyên, hầu như tuần nào cũng bốn buổi tăng ca, lúc về chỉ muốn nằm lăn ra ngủ, chứ chẳng muốn làm gì cả.

Nói đến tăng ca, hầu như nữ công nhân nào cũng lắc đầu lè lưỡi. Nhiều công ty tăng ca thường xuyên tới 9, 10 giờ tối, thậm chí có đợt tăng ca tới 1,2 giờ sáng. Nhưng nếu ai nghỉ vào những thời điểm cần hàng gấp thì sẽ bị phạt. Hải Vân, 23 tuổi, quê ở Đà Nẵng, làm cho một công ty may ở quận 3 nói: ở công ty mình, dù đang làm mà bị bệnh thì cũng ở lại mà nghỉ tại chỗ, chứ đừng mong mà xin về. Nếu nghỉ 2 tiếng tăng ca thì tuần sau sẽ được ưu tiên cho xả hơi nguyên một tuần không lương. Còn nghỉ một ngày thì thời gian “giải trí” sẽ kéo dài một tháng. Một số xí nghiệp quy định, khi công nhân bị bệnh phải có giấy chứng nhận của bệnh viện, nếu không sẽ bị phạt từ 10 ngàn đồng đến 20 ngàn đồng/ngày.

Cũng theo quy định, mỗi năm công nhân được nghỉ 12 ngày phép, nhưng sự thật thì việc này hầu như không có. Trong thời gian công việc dồn dập, thì dù có gặp việc gì quan trọng tới đâu cũng khó mà xin được nghỉ vài ngày. Vì cứ thường lệ vào tháng 9, tháng 10 lúc mà công nhân thất nghiệp dài dài, lúc đó công ty mới đưa áp dụng cái gọi là 12 ngày phép trong năm, những ngày phép không có lương. Lúc này dù không ai muốn nghỉ, cũng phải nằm nhà mà “an dưỡng”.

Bạn,
Cũng theo báo Phụ Nữ, có một thực tế đáng buồn là ngoài sức ép của công việc ra, nữ công nhân chẳng có gì giải trí vui chơi vào lúc nghỉ ngơi, nhất là ngày chủ nhật. Một nữ công nhân nói: “Cứ đến tối thứ bảy là chẳng biết làm gì ngoài hát karaoke, ăn chè. Chẳng lẽ bọn con gái chỉ biết đi với nhau mãi, thôi thì ngủ quách cho xong.” Đời sống riêng tư của đa số nữ công nhân xa nhà đều có một công thức chung: ăn-ngủ-và đi làm. Một nữ công nhân trẻ tâm sự: Chúng em dù có nghèo về vật chất vẫn không sợ, nhưng thiếu thốn về mặt tinh thần, vật chất thì không chịu được...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.