Hôm nay,  

Lễ Hội Nhảy Lửa Thần Bí

8/25/200200:00:00(View: 4664)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại miền núi phía Bắc, có dân thiểu số Pà Thẻn chỉ có số dân trên 5 ngàn người, phần lớn sinh sống ở tỉnh Hà Giang và một phần còn lại ở tỉnh Tuyên Quang. Ghé thăm một bản làng của người Pà Thẻn, phóng viên Thời Báo Kinh Tế VN chứng kiến dưới cái nắng xiên khoai của buổi chiều muộn là những cô gái Pà Thẻn rực rỡ trong trang phục truyền thống. Họ đang trong ngày hội gìn giữ nghề dệt thủ công của mình và đang chuẩn bị cho một lễ nhảy lửa vào buổi tối. Có lẽ chỉ còn mỗi dân tộc Pà Thẻn là còn tồn tại lễ hội đặc biệt mang màu sắc thần bí này. Phóng viên viết về những cô gái Pà Thẻn và lễ hội thần bí này như sau.
Tại Hà Giang, người Pà Thẻn cũng chỉ tập trung ở một số huyện trong đó nhiều nhất là Bắc Quang. Không giống như một số dân tộc khác phải mượn ngôn ngữ của dân tộc khác để giao tiếp, Pà Thẻn có tiếng nói riêng và theo lời người dân ở đây kể lại, họ còn có cả chữ viết nhưng nay thì đã ăn cả nên không còn. Nơi phóng viên tới là xã Tân Trịnh, huyện Bắc Quang, được xem là trung tâm của người Pà Thẻn với hơn 1 ngàn người sinh sống. Điều ngạc nhiên cho phóng viên khi tới đây là bộ trang phục với những nét hoa văn độc đáo của người phụ nữ Pà Thẻn. Những phụ nữ hầu như không cao nếu không nói là thấp nhưng trông lại rất duyên dáng trong bộ y phục thổ cẩm dân tộc truyền thống. Tất cả các cô gái Pà Thẻn đều thành thạo trong việc dệt vải và thêu thùa.

Tại lễ hội nhảy lửa thần bí, suốt từ chiều, ông thầy mo đã ngồi trên một chiếc ghế dài để cúng thần linh. Tiếng gõ từ 2 vật bằng sắt mà phóng viên không định hình được chính xác là gì đang phát âm thanh gấp gáp, liên tục nhiều giờ liền. Sau khi ăn tối và trở lại vào lúc 7 giờ, PV thấy một vòng người vây tròn trên chiếc sân rộng. Đống lửa đã được đốt lên, cháy rừng rực ở giữa sân và bên cạnh đó, tiếng gõ của ông thầy mo vang lên gấp gáp hơn. Trong phút chốc, họ rung bần bật, người cúi xuống và bắt đầu nhảy lên từng lần một, cùng lúc bằng cả hai chân. Khi đó, một người khác chạy vòng quanh sân, thỉnh thoảng lại bốc lên tay một viên than hồng và cho vào miệng nhai, nuốt cứ như là đang nhấm nháp một món quả nào đó. Một người đứng cạnh PV giải thích: trong các lễ nhảy lửa, người này luôn ăn than và chỉ khi đã đến một độ nào đó, ăn đủ mới nhảy và luôn là người nhảy ác liệt nhất.
Những thanh niên Pà Thẻn bắt đầu cúi gập người, nhảy lò cò cả hai chân quanh đống lửa. Họ đưa tay vào bới đống lửa mà không có cảm giác nóng. Rồi họ đã nhảy hẳn vào đống lửa và lại nhảy ra trong tiếng hò reo cuồng nhiệt của mọi người. Than đỏ văng tứ tung ra xung quanh. Ngọn lửa như lại bốc cao hơn, ngùn ngụt bởi những tàn than đỏ đang bay lên. Cứ thế liên tục, những thanh niên Pà Thẻn, trong tiếng gõ của thầy mo nhảy vào lửa cứ như đang nhảy trên bãi biển và có người còn nằm hẳn trên đống lửa rồi mới nhảy ra ngoài.
Bạn,
Trả lời câu hỏi PV: Ai có thể nhảy được, một cô gái Pà Thẻn cho biết: bất cứ người dân Pà Thẻn nào cũng có thể nhảy vào lửa miễn là thầy mo đã cúng và nhập cho họ một sức mạnh nào đó. Sức mạnh thần linh sẽ che chở và bảo vệ họ không bị bỏng trước cái nóng mà bất kỳ người nào khác đều có thể bị bỏng và cháy hết cả quần áo. Lễ hội nhảy lửa chỉ đạt đến độ vui nhất khi mà tất cả những người đứng xem đều bị cuốn theo, tự nhiên cảm thấy mình có sức mạnh và cứ thế, nhảy vào đống lửa mà không hề cảm thấy cái nóng, cô gái giải thích thêm.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Câu chuyện oan nghiệt kỳ lạ: vợ chồng đốt nhau. Bản tin VTC News kể: Sau khi tranh cãi, 2 vợ chồng tạt xăng vào nhau rồi châm lửa đốt, dù được người dân gần đó ứng cứu kịp thời nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Chỉnh trang nội đô Đà Lạt… cách nào để giữ được nét đẹp lịch sử? Đó là chuyện đang tranh cãi…
Tình hình môi trường càng lúc càng đáng ngại... Một trong những nơi đẹp nhất ở Đà Lạt cũng trở thành bãi sình...
Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.
Một trong những nỗi lo tại Việt Nam là ngộ độc thực phẩm. Rồi ngộ độc thuốc, rồi ngộ độc đủ thứ... Hàng ngày, cứ mãi nghe tin ngộ độc từ công nhân hãng xưởng cho tới học sinh tiểu học... Có vẻ như đây là điệp khúc bất tận. Tại sao thế? Tại sao nước khác ít bị ngộ độc hơn Việt Nam? Tại sao trước 1975 ít hơn?
Cháy kinh hoàng vì chập điện... Lỗi ở thợ điện, hay lỗi ở nhà thầu xây dựng? Hay lỗi ở các cơ quan kiểm tra về xây dựng? Hay lỗi ở người chủ cơ sở bị cháy?
Bạo lực gia đình vẫn gay gắt... Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện: Cô bé lấy thân mình che chắn cho mẹ khi bị cha chém tới tấp.
May mắn giữa biển Hoàng Sa... Bản tin VTC kể: Lực lượng cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa đưa một thuyền trưởng tàu cá bị tai biến ở Hoàng Sa vào đất liền an toàn.
Hóa ra gian lận điểm cũng chỉ vì các quan chức… Người dân thường bắt buộc phải sống tử tế… Báo Thanh Niên kể chuyện Hà Giang: Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GD-ĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để trục lợi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.