Hôm nay,  

Ngành May Cuối Năm

04/02/200000:00:00(Xem: 6206)
Bạn,
Khi lá thư này đến tay bạn thì Sài Gòn gần đến giờ đón giao thừa. Ngoại trừ một số nhà máy cần phải sản xuất liên tục, công nhân luân phiên làm việc ba ca, hầu hết cả các xí nghiệp công ty đã tạm ngưng sản xuất từ chiều ba mươi Tết đến ngày mồng hai, và đến thứ hai- mồng ba Tết, thì hoạt động trở lại. Ngoài ra còn có một số công ty may công nghiệp hàng gia công xuất cảng nghỉ sớm hơn, những công ty này đã phải đóng cửa từ giữa tháng Chạp Âm lịch và có thể nghỉ dài dài vài tháng hoạt động trở lai mới có việc làm. Nguyên nhân của hiện trạng này là vào những tháng cuối năm, nhiều công nhân ngành may đã bỏ nghề tìm việc làm khác có thu nhập cao hơn để có đủ tiền tiêu dùng, mua sắm trong dịp Tết. Chính vì thế nhiều công ty xí nghiệp may đã thiếu số lượng công nhân cần thiết để sản xuất theo hợp đồng gia công với các công ty nước ngoài. Nguồn cung cấp nhân lực là các trung tâm Dịch vụ tìm việc làm, nhưng các thông báo tuyển dụng vẫn không thu hút được chú ý của công nhân ngành may. Toàn cảnh về thực trạng ngành may vào những ngày này được báo Tuổi Trẻ ghi nhận như sau:

Theo sở Lao động, trong năm 2000 Sài Gòn sẽ cần khoảng 25 ngàn lao động các ngành may mặc, dệt, giày da, túi xách và bao bì. Tại phần lớn các trung tâm dịch vụ tìm việc làm lúc nào cũng thấy trương bảng tuyển hàng trăm công nhân may/tuần. Thế nhưng chẳng có trung tâm nào đáp ứng đủ nhu cầu, thậm chí có nơi hàng mấy tháng trời không tuyển được một công nhân may nào. Nguyên nhân khan hiếm lao động trong ngành may ở các công ty, xí nghiệp may trong nước là do mức lương sử dụng lao động đưa ra quá thấp nhưng cường độ lao động rất cao. Trung bình lương khởi điểm của một công nhân ngành may hiện nay dao động từ 250 ngàn đến 450 ngàn đồng/tháng cộng một bữa ăn trưa. Thời gian làm việc thường kéo dài từ 7 giờ đến 19 giờ. Những lúc tăng ca công nhân phải làm việc đến 23-24 giờ, thậm chí đến 2-3 giờ sáng. Thế nhưng tiền công lại không tỷ lệ thuận với thời gian làm việc là bao nhiêu, người giỏi lắm cũng chỉ dừng lại ở con số 700 ngàn một tháng. Bên cạnh đó, cơ cấu trả lương cho ngành may hiện nay là ăn lương theo sản phẩm nên dù tăng ca làm việc ngày 14 hay 16 tiếng, lương của công nhân vẫn không hề tăng gấp rưỡi hay gấp đôi theo quy định của bộ luật Lao Động. Chính vì thế các ông chủ cứ tha hồ tăng ca và tăng ca, mọi thiệt thòi chỉ có công nhân gánh chịu.

Thế nhưng nỗi ám ảnh lớn nhất của công nhân ngành may là cơ sở tư nhân, liên doanh hay các công ty của người nước ngoài vẫn là hai từ “đứt hàng”, không có hàng để làm. Có khi cả xí nghiệp ngồi chơi xơi nước hàng tháng trời, đến khi có hàng lại vắt giò lên cổ mà chạy cho kịp hợp đồng. Bạn Thùy Dương, quê Bà Rịa tâm sự: Dẫu cực nhưng có hàng để tăng ca kiếm đồng vô đồng ra vẫn đỡ hơn khi đứt hàng. Lúc đó chỉ có nước ăn cơm nguội qua ngày. Rồi cơm nguội cũng không có mà ăn...Lúc đầu, chủ kêu chờ, hứa khuyến mãi bửa ăn trưa và phụ thêm tiền nhà. Nhưng cả mấy tháng trời chẳng thấy việc làm đâu. Thế là nhóm bạn của Dương phải chạy tìm chỗ làm khác, rồi lại nghỉ lại chạy đi thử việc.

Bạn,
Giải thích về tình trạng nhảy cóc và mức lương quá thấp của công nhân ngành may trong các xí nghiệp nhà nước, Nguyễn Hoàng Kháng, trưởng phòng Lao động Tiền lương sở Lao động & Xã hội CSVN Sài Gòn: Trong những năm gần đây do ảnh hưởng chung của thị trường thế giới, càng ngày các doanh nghiệp càng khó kiếm được hợp đồng lao động. Cũng theo viên chức này, thường mỗi năm, hợp đồng lao động ký được rơi vào tam cá nguyệt 2 và 3 và đến giữa tháng 11 là hết. Thời gian còn lại chỉ có việc ngồi chờ và chờ, chờ trước Tết cả tháng và kéo dài đến tháng ba, tháng tư...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.