Hôm nay,  

Phong Trào Viết Chữ Kiểu

30/10/200100:00:00(Xem: 7239)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, thời gian gần đây, có một bộ môn nghệ thuật đang phát triển tràn lan tại Sài Gòn. Đó là môn thư pháp ra đời trên dạng chữ tượng hình và được truyền thừa bởi những người chuyên tâm với chữ. Tại VN, ngày nay có nghệ thuật viết chữ Việt bằng bút lông mực tàu, cũng được gọi là thư pháp. Thư pháp có một nghĩa có thể được hiểu là vẽ tranh bằng chữ. Chữ Hán vốn ở dạng tượng hình, do đó người viết chữ có thể dùng ngòi bút của mình thể hiện chữ dưới nhiều dạng như tranh, thuật ngữ thư họa xuất phát từ nghĩa này. Gần đây thư pháp được hiểu là cách viết chữ và cả viết chữ kiểu và phong trào viết thư pháp tại Sài Gòn phát triển rầm rộ đến mức loạn như ghi nhận dưới đây của báo TT.

Nói về thư pháp, từ chỗ có một vài tay viết chữ từ trước, đến giờ đâu đâu cũng thấy các câu lạc bộ thư pháp. Người ta bày tỏ sự yêu thích thư pháp của mình bằng cách lập hẳn một câu lạc bộ và hướng dẫn người khác viết thư pháp. Người xưa quan niệm thư pháp là kết quả của quá trình rèn luyện nghiêm túc trên giấy mực. Với chữ Hán, bao giờ người tập viết cũng bắt đầu từ lúc nhỏ tuổi, với thế chữ chân, lớn dần lên mới tập đến chữ hành, chữ thảo. Công việc ấy không phải ngày một ngày hai mà thành, có người bỏ hàng năm trời để luyện các nét cơ bản. Bây giờ những người viết thư pháp hiện đại không quan tâm tới chuyện ấy. Cứ dùng bút lông, mực tàu viết được chữ là ra thư pháp. Sở dĩ người xưa dùng bút lông viết chữ là vì ngọn bút lông thể hiện được tâm lực của từng người. Cùng một chữ, một loại bút nhưng người già viết khác, người trẻ viết khác, người hiền và người dữ viết sẽ không giống nhau. Học chữ thầy thường hay nhắc đến tâm tại đầu bút là ý đó. Hiện nay, người ta không quan tâm đến nghệ thuật sử dụng cây bút lông nên viết chữ không cần thao tác cơ bản; chữ Việt lại là chữ ký âm nên viết bằng bút lông làm sao thể hiện được hình ảnh " Sự nhanh mạnh, nét khoan thai, lực chữ sung mãn hay dáng điệu gân guốc cũng hiếm thấy ở những tay mới viết chữ hiện nay.

Hiện nay các lớp hướng dẫn viết thư pháp thu hút rất nhiều người tham dự. Dó cũng là một thú vui tao nhã, mang nét văn hóa Á Đông. Ấy thế nhưng phải nghiêm cẩn với nghệ thuật. Quảng bá kiến thức là cần thiết nhưng quảng bá nghệ thuật cần phải có thời gian và quan trọng hơn, phải có con người nghệ thuật. Trong điều kiện hiện nay, một lớp trẻ lớn lên sẽ hiểu thư pháp chỉ là viết chữ bằng bút lông với mực tàu, bất kể viết như thế nào. Có người còn viết sách để hướng dẫn tập thư pháp. Điều bất ngờ nhất trong cuốn sách nhỏ bé ấy tác giả không hề hướng dẫn cách cầm bút, sử dụng bút với từng loại chữ, các thao tác cơ bản như một quy trình học tập nghiêm túc và quy củ. Ngược lại, cuốn sách ấy được xem như một cuốn sổ tay, trong đó hướng dẫn một số mẫu chữ do tác giả tự viết. Dạy nghệ thuật sẽ không có người thầy nào vẽ một tập tranh rồi đưa cho học trò vẽ như vậy cả. Còn nếu luyện thư pháp là một cách dưỡng tâm tu tập như hiện nay có một số người viết vung vít lên nhiều chất liệu thì đó là sự công phu của mỗi người.

Bạn,
Báo TT ghi nhận rằng người xưa tập viết, ngộ ra điều gì thì viết điều ấy. Còn ngày nay các tay thư pháp cứ viện dẫn những câu của người xưa mà viết lại. Không kể các câu lạc bộ thư pháp tại các quận huyện, người ta còn hướng dẫn viết thư pháp trong các quán cà phê, đúng là loạn thư pháp !

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phế liệu liên tục vào Việt Nam... Tuy nhiên, có một phế liệu khổng lồ mà chẳng ai nhắc tới: chủ nghĩa xã hội kiểu Mác-Lê-Mao-Hồ vẫn còn nhức nhối.
Vậy là phải giảm bớt tệ nạn rượu bia, trước tiên là hạn chế quảng cáo. Báo Nghệ An kể: Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã thống nhất với quy định "cấm quảng cáo rượu, bia trên 15 độ cồn".
Cháy một nhà nhưng hại tới mấy chục gia đình… Đó là trường hợp ở Hà Nội. Bản tin VietnamNet kể: Biển lửa thiêu rụi nhà trọ ông Hiệp 'khùng', 70 người thành vô gia cư. Ngọn lửa lớn thiêu rụi 24 căn phòng nhà trọ của ông Nguyễn Thế Hiệp (Đê La Thành, Hà Nội), sau một đêm hơn 70 người đang được ở miễn phí nhà ông trở thành vô gia cư.
Giáo dục là đề tài đang được quan tâm. Do vậy, Giải Sách Hay 2018 trao cho 2 cuốn sách về dạy con.
Môi trường là nan đề nhức nhối. Báo Người Đô Thị kể: “Nguồn nước cho cư dân Sài Gòn: Ô nhiễm cấp độ mới, xử lý an toàn nhưng vẫn... lo.”
Giáo dục, giáo dục... Tới lúc cần nhìn lại, từ nhiều hướng. Bản tin SOHA kể: Giảng viên trường Sư phạm: Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại dựa vào mô hình quá cũ, đã bị vượt qua.
Thịt chó, thịt chó, thịt chó... Bỏ thì bỏ, khó gì đâu... Vậy là, Hà Nội bây giờ mới ý thức rằng cần phải dẹp bỏ thực đơn thịt chó.
Có những người uy quyền hơn công an... thí dụ như ở tỉnh Gia Lai, bà giữ xe trước cổng có quyền lực gọi là siêu tốc để làm giấy tờ...
Hóa ra còn có chuyện chữ Mường... Các nhà nghiên cứu nghĩ ra chữ Mường, nhưng dân sắc tộc Mường đa số không biết chữ này. Thôi thì, phải học cả 2 thứ chữ: Việt và Mường?
Thần lửa vẫn gây kinh hoàng… Có vẻ như vấn đề an toàn không được chú ý… Báo Tiền Phong kể: Hiện trường vụ cháy kinh hoàng tại quán bar trung tâm Đà Nẵng… Đến 9h30 sáng nay, lực lượng chức năng đã cơ bản khống chế được đám cháy xảy ra tại quán bar Leo tại số 15-17 (đường Lê Duẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng). Thông tin ban đầu, vụ cháy không có thiệt hại về người, nhưng toàn bộ quán bar bị thiêu rụi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.