Hôm nay,  

Cơm Nắm Của Dân Nghèo

2/16/200600:00:00(View: 6083)
Bạn,

Theo báo Tuổi Trẻ, tại tỉnh Hưng Yên thuộc miền Bắc VN có một xã mà cư dân nghèo đã kiếm sống bằng nghề nấu cơm nắm. Xã này hiện thu hút 3 ngàn - 5 ngàn lao động thường xuyên, chính yếu là gia đình nghèo, vừa nắm cơm vừa đi bán. Giờ đây những nắm cơm muối vừng của xã này đã có mặt khắp nơi ở Hà Nội, khách mua chính yếu là công nhân viên chức, học sinh, sinh viên nghèo. Báo TT ghi nhận về công việc mưu sinh của những người nấu cơm nắm tại làng xã này qua đoạn ký sự như sau.

Mới 0 giờ của ngày cuối đông nhưng làng Ngọc, làng Cầu của xã Lạc Đạo (Hưng Yên) đã bắt đầu nổi lửa sáng đèn. Vợ chồng anh Biên - chị Lịch cũng đón bình minh vào lúc này.

Biên khơi lại bếp than ủ hồi chiều, đặt lên chiếc nồi gang đong đủ 9 ca nước. Lên nhà, anh pha một chậu nước vừa đủ ấm, kê bên chiếc bàn mặt tôn có đôi ghế thấp và 2 chiếc khăn vải xô trắng. Anh bày thêm chồng rổ sảo cùng 3 chiếc khuôn gỗ vuông để kê chúng. Dụng cụ của nghề nắm cơm chỉ có vậy. Lịch vo gạo xào xạo trong chậu nước lạnh buốt. Đặt xong rá gạo thứ năm lên kệ thì Lịch đổ rá thứ nhất vào nồi nước đang sôi trào trên bếp lửa hồng.

Và đến rá thứ chín chị nhấc nồi cơm vừa cạn xuống vùng than trấu bên cạnh và rút rơm rạ chất lên vung, châm lửa đốt chừng 5 phút thì nồi cơm đủ cho một đội bóng ăn đã được vùi trong đống tro âm ỉ lửa. 15 phút sau, nồi thứ nhất vừa chín thì nồi thứ hai cạn nước và nồi thứ ba lên bếp. Bưng lên nhà, mở nồi cơm, Lịch xới đều, thoăn thoắt như cỗ máy. Họ liên tục xúc từng muôi cơm thơm dẻo hôi hổi nóng đổ vào mảnh khăn trắng.

Rất nhanh, họ gói gọn, vừa ấn vừa day tròn nắm cơm xuống bàn. Cứ khoảng 1 phút lại mở khăn, xếp ra sảo tre một nắm cơm tròn dẹt, trắng, thơm và ngút khói... Họ cứ lặng lẽ, đều đặn và chuẩn xác như thế cho đến khi tiếng xe của khách hàng vọng vào cửa. Lịch ra phản, gói từng nắm cơm vào những tờ giấy cắt nhỏ, bỏ vào túi nilông kèm theo những gói muối vừng. Nắm to 700 đồng, nhỏ thì 500 đồng. Đến 6 giờ sáng khi sương khuya dần tan dưới ánh mặt trời, người khách cuối cùng rời khỏi nhà thì vợ chồng Lịch cũng hoàn thành nắm cơm thứ 1 ngàn, nấu hết 50 kg gạo thành 12 nồi cơm.Kỹ thuật đơn giản như chính người theo đuổi nó: nồi cơm từ sôi đến cạn thì 3 lần ghế (đảo) để cơm chín đều nhưng không tiết nhiều nhựa. Bấm cữ thời gian, điều chỉnh lửa để cơm chín nhừ. Nắm tròn đều là được

Bạn,

Báo TT dẫn lời một cư dân cao niên mà dân địa phương gọi là cụ Đảo, một trong những người nấu cơm nắm nhiều và lâu nhất vùng - nói: "Quê tôi có ga xe lửa Lạc Đạo ngày ba bốn lần dừng đón trả khách. Tôi nghĩ đi tàu xe như thế thì chỉ muốn có nắm cơm chấm muối vừng là chắc dạ, ngon miệng, rẻ tiền lại đỡ nhớ nhà. Về nhà tôi nắm mấy nắm cơm như những buổi làm đồng rồi xách ra ga bán. Bán được, từ đấy bảo nhau làm, lâu rồi thành nghề. Mấy chục năm qua đi, cơm nắm muối vừng nên nghề kiếm cơm cho dân xã Lạc Đạo."

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tướng Không quân, nhưng lại tham nhũng đất... Bây giờ mới lộ. Bản tin VOA kể: Hai tướng cao cấp thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bị cơ quan giám sát của Đảng Cộng sản đề nghị xử lí kỉ luật liên quan đến việc quản lý đất được quy hoạch cho mục đích quốc phòng, giữa bối cảnh cuộc chiến chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục gia tăng cường độ.
Hít thở khí trời độc là chết... Uống nước nhiễm độc là chết... Ăn thức ăn trộn hóa chất độc cũng chết...
Vậy là thị trường bia thay đổi... Vậy là khi tăng thuế VAT, sẽ có thêm hàng trăm ngàn dân nghèo...
Nghề nguy hiểm nhất tại Việt Nam là nghề gì? Nghề xây dựng? Nghề lái xe? Không phải... Câu trả lời đúng là: nghề dạy học.
Vậy là sẽ có xe hơi sản xuất tại Việt Nam dưới cái dù liên doanh chiến lược VinFast/GM... Hy vọng cạnh tranh với quốc tế được chăng? Để xem.
Chuyển giao công nghệ... là chuyện gian nan. Có vẻ như quốc tế không ưa bàn giao công nghệ cho Việt Nam.
Câu hỏi mưa lũ chết người, trôi nhà là do đâu? Dĩ nhiên, là do khí hậu thời hâm nóng địa cầu. Nhưng thiệt hại ngày càng dữ dội hơn, chính vì cán bộ móc nối lâm tặc phá rừng, làm cho thảm cây bảo hộ không còn dày nữa.
Mưa lũ kinh hoàng nhiều tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam... Phải chăng vì quan chức phá rừng, nên mùa mưa năm nào cũng có chuyện thiệt hại lớn?
Một nhạc sĩ được học trò Miền Nam nhớ nhiều là Hùng Lân... Trong đó, có bài Hè Về, khởi đầu là những câu nhạc rất vui, rộn ràng:
Cái gì cũng lên giá... Vậy là đáng lo ngại. Dân cả nước đều lo ngại. Báo Người Lao Động kể: Giá trứng gà, vịt tăng liên tục trong 2 tháng gần đây và đang đứng ở mức kỷ lục khi giá bán lẻ vượt ngưỡng 26.000 đồng/chục (trứng gà), 33.000 đồng/chục (trứng vịt).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.