Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

12/15/200500:00:00(View: 7025)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Báo ĐV kể rằng một nữ sinh viên tố cáo giảng viên có quan hệ bất chính dẫn đến có con, tuy nhiên giám định giảng viên không phải là bố đứa trẻ.
Trong khi đó, lương giáo viên không cao, nhưng sinh viên sư phạm vẫn ngày càng đông thêm… và không thấy viễn ảnh nào lạc quan cho sinh viên nghề giáo ra trường.
Người Hà Nội rủ nhau mua hàng Thái Lan... Báo Tuổi Trẻ không ghi nhận lý do, nhưng phải chăng cần nêu nghi vấn: dân mình không tin mức độ an toàn của hàng Việt?
Có phải chính phủ CSVN chấp nhận sẽ diễn biến hòa bình? Nếu như thế, đó là phước đức cho cả dn tộc. Vì nên thấy bảo thủ mãi rồi sẽ lệ thuộc Phương Bắc thôi.
Thất nghiệp nhức nhối... Học cao sẽ thất nghiệp kiểu cao cấp, học thấp sẽ thất nghiệp kiểu đời thường. Và thất nghiệp ở người trình độ cao sẽ đau đớn hơn, vì học rất gian nan và tốn tiền.
Anh Trần Huỳnh Duy Thức đang tuyệt thực trong tù, vô hạn định. Sức khỏe của anh suy yếu từng ngày. Sau đây xin phép đăng bài “Đồng Hành Cùng Trần Huỳnh Duy Thức”
Cơ duyên này diễn ra trong buổi Tổng thống Obama nói chuyện với giới trẻ trong YSEALI (Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á) tại Sài Gòn.
Mọi chuyện diên ra như dường một vở kịch bí hiểm... và Sài Gòn tưng bừng chuẩn bị mở cửa một đại học Mỹ, nơi các giá trị phổ quát của nhân loại sẽ được truyền dạy.
May mắn có Internet... Một bản tin vừa đăng trên báo Tuổi Trẻ, tựa đề "Kiểm tra Formosa: đụng đâu sai đó" liền bị gỡ bỏ.
Thực tế, nên hiểu rằng chùa naà bây giờ đã sáp nhập vào Giáo Hội PGVN, và do vậy cũng là một phần văn hóa Việt, nơi lãnh thổ ông bà mình đã đón nhận đủ thứ truyền thô1ng văn hóa đa dạng:
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.