Hôm nay,  

Xuồng, Bông Cứu Đói

14/10/200000:00:00(Xem: 5171)
Bạn,
Hơn hai tuần qua, dân tại những khu vực bị lũ ở miền Tây rất cần đến xuồng để mưu sinh. Xuồng để đánh bắt cá, để vào vùng sâu hái bông điên điển đem bán đổi lấy gạo và thức ăn. Với những người dân mà tài sản đã chìm trong biển lũ thì bông điên điển là bông cứu sinh và xuồng là “phao cứu hộ” giúp họ vượt qua cái đói từng ngày. Mời bạn nghe những câu chuyện dưới đây được tóm lược từ hai bài ký sự của nhóm phóng viên báo Người Lao Động.

Dân vùng sâu hai huyện Châu Phú và Phú Tân tỉnh An Giang đa số không đất, phải làm thuê đong gạo suốt ngày. Vì vậy phần lớn số cư dân này đã chịu đói từ khi lũ về. Trong khi hoàn cảnh sống của người dân rất khó khăn, việc kiếm sống trong mùa lũ năm nay lại không đơn giản chút nào. Một bà tên Liệp, 60 tuổi nói: Năm nay bông điên điển không dễ kiếm đâu, phải có xuồng và vô vùng sâu soi từ chiều tối đến sáng sớm bữa sau mới được khoảng 3 kg, bán được 6 ngàn đồng, đợi tới sáng mà đi hái thì không còn. Một phụ nữ khác vừa được tặng xuồng, trước đó phải mua gạo ghi nợ của những người xung quanh để sống. Còn gia đình nông dân tên Trung thì có đến 8 người nhưng không có xuồng. Từ đầu mùa lũ đến nay, nhà anh đã phải kê nền lên ba lần, đến nay sàn nhà đã sát nóc, không còn ngồi được. Một bà tên Nguyệt trên 60 tuổi ở xã Ô Long Vĩ huyện Châu Phú mà bà con lối xóm gọi là bà Tám Khổ. Khi chồng bà mất thì ruộng của bà cũng không còn, lại không có con cháu. Từ đầu mùa lũ đến giờ, bữa cơm, bữa cháo của bà là hoàn toàn trông chờ vào các toán cứu trợ và bà con lối xóm.

Còn chuyện chiếc xuồng, nó không chỉ dùng để vào vùng sâu hái bông điên điển đổi gạo mà còn giúp nông dân giăng lưới bắt cá. Tại xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, một nông dân tên Triều 37 tuổi, cho biết: Từ lúc được một tổ chức cứu trợ cho xuồng đến nay, đỡ lắm. Một ngày đi lòng vòng câu, lưới cũng kiếm được vài ba lít gạo cho năm đứa nhỏ ăn. Bây giờ dù che lều ở tạm cặp lộ đoạn Thanh Bình-Tam Nông, nhưng tối nằm nghỉ cũng yên thân, không phải lo chằm chặm từ lúc trước. Còn chị Nguyễn Thị Hiệp, cũng mới được cấp xuồng, nói: Hôm tui bơi chiếc xuồng về, mấy đứa nhỏ nhảy ùm xuống nước, đứa níu, đứa kéo làm chiếc xuồng lật úp. Tội nghiệp, đứa nào cũng giành bơi trước. Một nông dân tên Cấn, 35 tuổi, lúc toán phóng viên gặp, hai bàn tay anh tái mét, nhăn nhúm, anh run run quấn điếu thuốc rê, hít lấy hít để như cố sưởi ấm vì đã gần 3 giờ đồng hồ ngâm mình trong nước để giăng lưới. Anh nói: Cực lắm, nhưng không làm chẳng lẽ để bốn đứa nhỏ chết đói. Anh thấy hai bàn chân tui giờ lở loét hết rồi, mấy bửa rày bà kêu tui nghỉ ở nhà để bà đi giăng lưới cho, nhưng đâu làm vậy được. Ra đồng rộng, mình đàn ông còn xoay xở, chứ đàn bà thì nguy lắm. Nói vậy nhưng rồi anh cũng ở nhà trông con, vì bàn chân anh đã loét, máu chảy ứa nhiều nơi. Một nông dân tên Nấu, 50 tuổi, nhà bên cạnh, không đến nỗi quá bi đát nhưng với sáu miệng ăn chỉ trông cậy vào tay lưới cá linh dài chừng 30 mét quả là vất vả. Ông nói: Không có chiếc xuồng nên tui lội dài theo con kinh giăng lưới, mỗi ngày cũng kiếm được 5,7 ngàn đồng đắp đổi. Nhưng mệt lắm nếu mà còn chiếc xuồng thì đỡ hơn.

Bạn,
Báo Người Lao Động kể mỗi khi dừng lại bên một căn chòi ven đường là có một hộ đang rất cần chiếc xuồng để đi giăng câu, giăng lưới. Hiện nay, giá một tay lưới ở chợ bán khoảng 200 ngàn đồng, còn xuồng, cách đây một tháng giá là 500 ngàn đồng/chiếc nay giá đã lên đến 750 ngàn đồng. Theo nhiều nông dân, nếu được tặng xuồng và được trợ cấp khoảng 100 ngàn đồng thì họ sẽ mua trên 20 cái lọp tép, mỗi ngày có thể kiếm thêm được 5 ngàn đồng đến 10 ngàn đồng, đủ mua gạo để sống qua mùa lũ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.