Hôm nay,  

Châu Âu sẽ làm gì nếu Trump tái đắc cử?

11/07/202320:58:00(Xem: 1148)

download
Có lẽ Châu Âu đang xây dựng một plan B cho tương lai mà trong đó Donald Trump tái đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ. (Nguồn: pixabay.com)

 

Donald Trump khó lòng mà giữ lập trường ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến với Nga. Trong tháng 5, ông từng tuyên bố: “Tôi muốn mọi người không phải chết nữa. Họ đang đâm đầu vào chỗ chết. Cả người Nga và người Ukraine.” Nếu tái đắc cử Tổng Thống vào năm tới, Trump sẽ kết thúc chiến tranh “trong 24 giờ.” Kết thúc bằng cách nào thì ông không nói, nhưng có vẻ như đó là lời ám chỉ sẽ ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine và để Nga giữ lấy những gì đã chiếm được.

 

Nếu đúng như vậy, sự trở lại của một “Trump vô pháp vô thiên” – hậm hực hơn, có tổ chức hơn và ít bị ràng buộc hơn so với nhiệm kỳ đầu tiên – sẽ là một tai họa cho Ukraine. Và không chỉ Ukraine, đó cũng có thể là một thảm họa cho Châu Âu. Trump có thể thực hiện lời đe dọa rời khỏi NATO, được đưa ra từ nhiệm kỳ đầu tiên. Dĩ nhiên quyết định này sẽ phải đối mặt với sự phản đối gay gắt trong Quốc Hội. Nhưng với NATO, niềm tin giữa các thành viên là rất quan trọng. Chỉ cần một câu nói gợi ý rằng Hoa Kỳ sẽ không chiến đấu vì các đồng minh, trật tự của Châu Âu sẽ sụp đổ đúng như mong muốn của Nga bấy lâu.

 

Dưới thời Tổng thống Joe Biden, Hoa Kỳ đã cung cấp phần lớn viện trợ quân sự cho Ukraine và đứng ra tập hợp, lãnh đạo phương Tây phản ứng lại với cuộc chiến Ukraine. Có thể dễ dàng nhìn thấy giá trị của sự bảo hộ bởi Hoa Kỳ trong cuộc chiến này, nhưng phong trào dân túy của Trump rồi sẽ khiến cho nó bốc hơi trong tíc tắc.

 

Các chính phủ Châu Âu đang phải đối mặt với ba nỗi sợ hãi: bị Nga tấn công, bị Trung Quốc moi ruột kinh tế và bị Hoa Kỳ bỏ rơi. Pháp đưa ra một câu trả lời rõ ràng cho cả ba: “quyền tự chủ chiến lược” của Châu Âu. Phát biểu tại Bratislava vào tháng 5, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đặt ra một câu hỏi khó tả: “Liệu chính quyền [Hoa Kỳ] có trước sau như một không? Chẳng ai có thể nói trước được điều gì. Và chúng ta không thể giao phó an ninh và sự ổn định của tất cả chúng ta vào tay các cử tri Hoa Kỳ.” Ông lập luận rằng các nước Châu Âu cần có khả năng tự bảo vệ mình, không chỉ về quân sự mà còn về kinh tế.

 

Các chuyên gia phê bình coi lời kêu gọi tự chủ chiến lược của Macron là một nỗ lực nhằm cắt đứt mối quan hệ của Châu Âu với Hoa Kỳ. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Hoa Kỳ và Châu Âu ‘đèn nhà ai nấy sáng?’ Các viên chức Pháp cho rằng cuộc chia tay xuyên Đại Tây Dương đã và đang diễn ra, bởi vì Hoa Kỳ giờ đây chỉ lo hướng nội, còn các chính sách đối ngoại thì chủ yếu tập trung vào Trung Quốc. Trump chỉ là biểu hiện rõ ràng nhất của khuynh hướng này. Biden là người theo chủ nghĩa bảo hộ. Trong tình hình Châu Âu phản đối kịch liệt, Biden nói với Macron rằng ông “không hề hay biết” các khoản trợ cấp không cá biệt (green subsidies) trong Đạo luật Inflation Reduction Act sẽ đe dọa ngành công nghiệp của Châu Âu.

 

Ông lập luận rằng ưu tiên của Hoa Kỳ là cạnh tranh với Trung Quốc. Sớm hay muộn, ngay cả Biden cũng sẽ buông bớt ở Châu Âu để ‘rãnh tay’ tập trung vào khu vực Châu Á. Có thể sẽ sớm hơn, nếu Đài Loan xảy ra ‘bất trắc.’ Sự khác biệt giữa các Tổng Thống Hoa Kỳ trong tương lai, của cả Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa, có thể chỉ là tốc độ và mức độ mà Hoa Kỳ ‘lơ là’ với Châu Âu. Hầu hết các chính phủ Châu Âu không hoàn toàn có chung quan điểm này – vì cam kết quân sự của Hoa Kỳ đối với Châu Âu vẫn đang tăng lên – nhưng cũng không ai dám xem nhẹ nó.

 

Nếu ‘rời xa vòng tay’ Hoa Kỳ, Châu Âu có thể tự bảo vệ mình không? Về lý thuyết, câu trả lời là Có. Các đồng minh NATO ở Châu Âu được công nghiệp hóa và có gần 600 triệu quân lính. Họ có gần 2 triệu binh lính có vũ trang và hàng chục năm kinh nghiệm tác chiến chung. Trong đó, Anh và Pháp đều sở hữu vũ khí hạt nhân và có ghế thường trực trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

 

NATO được ‘chắp thêm cánh’ bởi Hoa Kỳ, chiếm 2/3 tổng chi tiêu quân sự của khối này. Chỉ 10 trong số 30 đồng minh của Hoa Kỳ đáp ứng được mục tiêu chi tiêu quốc phòng là 2% GDP trong năm nay. Chỉ vậy thôi cũng đủ để chống lại Nga. Tổ chức think-tank Stockholm International Peace Research Institute ước tính, các đồng minh Châu Âu đã cùng nhau chi 333 tỷ MK vào năm 2022. Trong khi riêng mỗi Nga chỉ chi 86 tỷ MK. Dù có nhân đôi hoặc nhân ba con số của Nga lên thì vẫn còn hụt một khoảng lớn. Nhưng Châu Âu không hành động tập thể. Chi tiêu của họ dàn trải rải rác trong hàng chục quân đội, lực lượng không quân và hải quân. Phần lớn trong số đó rót vào các ngành công nghiệp được ưu ái.

 

Một bài báo gần đây của European Council on Foreign Relations (ECFR) cho rằng về cơ bản, Châu Âu đang trải qua tình trạng “chư hầu hóa.” Các nước Châu Âu không thể thống nhất với nhau về các ưu tiên, cũng không đủ tin tưởng lẫn nhau. Hai thể chế quan trọng nhất của Châu Âu – NATO và EU – không liên kết chặt chẽ với nhau. Các đồng minh quan trọng như Anh, Na Uy và Thổ Nhĩ Kỳ lại nằm ngoài EU. Phòng vệ chung là công việc của NATO, do Hoa Kỳ chỉ đạo. Chính sách kinh tế thì chủ yếu ‘qua tay’ EU, được tạo ra như để đối chọi lại với liên minh quân sự. Đặc biệt, Pháp từng tìm cách lợi dụng nó như một đối trọng với Hoa Kỳ.

 

Đi một mình?

 

Trong tương lai, nếu Hoa Kỳ buông tay Ukraine, bất chấp đã từng hứa hẹn tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào ngày 11 tháng 7 là sẽ hỗ trợ nước này “cho đến chừng nào còn cần thiết,” thì liệu Châu Âu có còn tiếp tục nỗ lực chiến tranh? Một số nhà ngoại giao nói rằng họ vẫn sẽ tiếp tục; nhưng nhiều người chẳng tin vào điều đó. Kho vũ khí của Châu Âu nhỏ hơn và nhanh cạn kiệt hơn của Hoa Kỳ. Ngành công nghiệp quốc phòng của họ cũng gặp phải những căn bệnh tương tự như của Hoa Kỳ: sản xuất chỉ ở mức độ thời bình. Nathalie Tocci của Istituto Affari Internazionali, một tổ chức nghiên cứu của Ý, cho rằng cuộc chiến ở Ukraine đang khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi các quốc gia đổ xô mua các loại hàng (vũ khí) có sẵn từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Israel và các nước khác.

 

Pháp không mặn mà với dự án Sky Shield do Đức dẫn đầu để phát triển hệ thống phòng không, vì dự án này phụ thuộc vào các nhà cung cấp ngoài Châu Âu. Các viên chức Đức vặn lại rằng Pháp sử dụng quyền tự chủ chiến lược chỉ để moi tiền của Đức đem đi hỗ trợ các công ty Pháp. Tuy nhiên, vẫn có một số tiến bộ. EU đang đưa ra các ưu đãi cho các dự án vũ khí hợp tác, sử dụng các quỹ chung để thanh toán cho trang thiết bị quân sự và thúc đẩy các công ty cung cấp cho Ukraine 1 triệu viên đạn pháo trong một năm.

 

Camille Grand của ECFR, cựu cố vấn tổng thư ký của NATO, cho biết nếu Trump lên nắm quyền và mang Hoa Kỳ rời khỏi NATO, Châu Âu sẽ cố gắng tiếp quản phần còn lại hơn là đi biến EU thành một liên minh quân sự. Các nước Châu Âu sẽ phải lấp đầy những khoảng trống mà Hoa Kỳ để lại, bao gồm 85,000 quân lính trên khắp Châu Âu, các nhân viên trụ sở chính và 22 tiểu đoàn chiến đấu (tổng số binh lính gần bằng của Anh). Họ cũng sẽ phải mua sắm những “công cụ hỗ trợ” đắt tiền – chẳng hạn như vận tải hàng không và tiếp nhiên liệu, các tàu và máy móc không gian và ISR (tình báo, giám sát và trinh sát) – vốn được Hoa Kỳ cung cấp rất nhiều. Tất cả những thứ này có thể khiến Châu Âu phải mất một thập niên để xây dựng.

 

Ai lãnh đạo cũng sẽ là một vấn đề. Có rất nhiều thời điểm, việc ra quyết định thống nhất giữa nhiều quốc gia là rất khó khăn, đặc biệt là đối với các vấn đề quân sự. Châu Âu sẽ phải tìm ra một nhà lãnh đạo để thay thế Hoa Kỳ. Đức vẫn đang chìm đắm trong chủ nghĩa hòa bình bất chấp lời hứa hẹn sẽ tăng cường lực lượng. Anh gần như tách rời khỏi các vấn đề Châu Âu do vụ Brexit. Pháp thì khao khát lãnh đạo một Châu Âu mạnh mẽ hơn, nhưng lại không được tin tưởng mấy.

 

Tiếp đến là vấn đề răn đe hạt nhân. Nga có gần 6,000 đầu đạn hạt nhân; Anh và Pháp mỗi nước khoảng 200-300 cái. Nếu không có Hoa Kỳ, các cường quốc hạt nhân Châu Âu sẽ phải suy nghĩ lại về kho dự trữ, học thuyết và sự hợp tác với các đồng minh còn lại.

 

Đối với khía cạnh tự chủ về kinh tế, EU đã đạt được những tiến bộ rõ rệt. Ở Brussels, đôi khi nó được gọi là “quyền tự chủ chiến lược mở” để báo hiệu sự cởi mở với thế giới. Các nước Châu Âu đang dần tập trung ra nhiều quyết sách kinh tế chung hơn trong khu vực. Và họ có lý do chính đáng để làm như vậy, sau hàng loạt cú sốc, từ tình trạng thiếu vắc xin trong đại dịch cho đến cuộc chiến Nga-Ukraine.

 

Thành công nổi bật nhất là việc Châu Âu bớt phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt của Nga. Quá trình chuyển đổi đã được hỗ trợ bởi các nguồn cung cấp thay thế từ Hoa Kỳ và các nước khác, cùng với thị trường năng lượng nội bộ của EU, cho phép khí đốt và điện được giao dịch xuyên biên giới. Phần lớn kho vũ khí kinh tế mới của EU nhắm vào Trung Quốc. Một công cụ “chống cưỡng ép” sắp được tung ra, cho phép trả đũa thương mại để ngăn Trung Quốc bắt nạt Litva vì nước này ủng hộ Đài Loan. Các quy định mới sẽ siết chặt kiểm soát các khoản đầu tư từ nước ngoài. Sẽ có các khoản trợ cấp của quốc gia và EU, giống như của Hoa Kỳ, giúp thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn và năng lượng xanh. Châu Âu cũng đang hợp tác với Hoa Kỳ để đa dạng hóa nguồn cung cấp khoáng sản quan trọng và hạn chế đầu tư nước ngoài rót vào các công nghệ nhạy cảm.

 

Đối với Macron, những động thái như vậy là “các khối xây dựng” nên quyền tự chủ chiến lược. Tuy nhiên, có lẽ Châu Âu, và chính Macron, đang ‘đấu tranh’ giữa phần xấu xa và tốt đẹp. Một bên ủng hộ Châu Âu củng cố chính mình, trở nên đủ mạnh mẽ để bảo vệ các giá trị và lợi ích chung với Hoa Kỳ. Bên còn lại, theo truyền thống Gaullist của Pháp, có thể sẽ tìm cách kéo Châu Âu đi quá xa và tạo ra một cực địa lý chính trị đối địch.

 

Ở Bratislava, ‘phần tốt đẹp’ của Macron đã thắng thế khi ông muốn để Châu Âu gánh thêm gánh nặng quốc phòng. Một quyết định bước ngoặt, ông ủng hộ tư cách thành viên NATO của Ukraine và sự mở rộng về phía đông của EU. Tuy nhiên, trước đó một tháng, sau khi đến thăm Bắc Kinh, Macron đã bộc lộ ‘phần tệ hại’ khi nói rằng Châu Âu không được vướng vào cuộc cạnh tranh Trung-Mỹ, và cuộc khủng hoảng về Đài Loan “không phải việc của chúng tôi.” Kể từ đó, Macron đã rút lui và gửi một tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, ông đã khiến nhiều nhà lãnh đạo Châu Âu phẫn nộ khi làm suy yếu một hiệp ước ngầm: đổi lại việc Hoa Kỳ giúp đẩy lùi Nga, Châu Âu sẽ hỗ trợ đồng minh của mình ngăn chặn Trung Quốc.

 

Constanze Stelzenmüller thuộc Viện Brookings cho rằng việc Trump tái đắc cử sẽ là một “thảm họa được báo trước.” Rất ít nhà lãnh đạo Châu Âu có giải pháp suôn sẻ cho vấn đề này. Nhiều người ngoảnh mặt làm ngơ; những người khác sẽ cầu cho Trump sẽ phá ít thôi, có thể nhờ Quốc Hội và Ngũ Giác Đài kiềm bớt lại. Một số người sẽ lân la với nhóm ‘đàn em’ ôn hòa hơn của Trump. Sophia Besch của Carnegie Endowment for International Peaced dự đoán nhiều người sẽ cuống cuồng “song phương hóa” quan hệ với Trump. Họ có thể chơi chiêu tâng bốc, chẳng hạn như kế hoạch tạm thời của Ba Lan nhằm đổi tên căn cứ thành “Fort Trump,” hoặc mua thêm vũ khí và những thứ khác của Hoa Kỳ để “thỏa thuận vui vẻ” với Trump.

 

Một câu hỏi đặt ra là việc Trump tái đắc cử có thể thúc đẩy các Trump-mini theo phe cực hữu của Châu Âu đến mức nào. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy Alternative for Germany sẽ lên thay Thủ Tướng của Đảng Dân chủ Xã hội Đức, Olaf Scholz. Trong khi đó, tại Pháp, ngày càng có nhiều lo ngại rằng Marine Le Pen, lãnh đạo đảng National Rally, có thể trở thành Tổng Thống vào năm 2027. Cả hai đảng đều thân Nga và chỉ trích sự ủng hộ của phương Tây đối với Ukraine. Nếu như Biden chứng minh rằng sức mạnh của Hoa Kỳ có thể đoàn kết Châu Âu, thì Trump sẽ cho thấy sức mạnh để chia rẽ họ.

 

Người ta thường nói mục đích của NATO là “ngoài ngăn Liên Xô, trong giữ Hoa Kỳ và không để Đức sụp đổ.” Có lẽ tự chủ chiến lược sẽ có thể làm điều gì đó tương tự. Nếu có thể tạo ra khả năng quân sự lớn hơn, Châu Âu sẽ tự chịu trách nhiệm lớn hơn về an ninh của mình khi Hoa Kỳ quay sang Châu Á – và cũng có khả năng tự vệ nếu đồng minh vĩ đại ‘trở mặt thành thù.’ Thật vậy, đó có thể là cách tốt nhất để bác bỏ các cáo buộc Châu Âu ăn bám Hoa Kỳ của Trump, cũng như chứng minh giá trị của Châu Âu đối với Hoa Kỳ. Thực hiện đúng cách, nó có thể giúp bên ngoài chặn Nga, trong giữ Hoa Kỳ, tránh xa Trung Quốc – và đoàn kết NATO.

 

Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “What would Europe do if Trump won?” được đăng trên trang Economist.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm nay ngày 30/4/2024, tròn 49 năm Miền Nam sụp đổ. Thơ Nguyễn Phúc Sông Hương: Tiểu Đoàn hai hàng đều bước / Tay không súng đạn,/ Vẫn ngước cao đầu,/ Dân làng bên đường / Vỗ tay chào đón,/ Người được thắng trận/ Ngơ ngác nhìn nhau.
Tại Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH, Thiếu Tá 81 Biệt Kích Dù Phạm Châu Tài đã kể lại trận đánh cuối cùng do ông chỉ huy để bảo vệ Sài Gòn, ngay trước khi thủ đô Miền Nam chính thức rơi vào tay cộng sản vào ngày 30/04/1975.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lin Jian hôm thứ Hai tuyên bố rằng các cáo buộc của Hoa Kỳ về việc Trung Quốc có thể can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống sắp tới sẽ đối đầu với Tổng thống Joe Biden và Cựu Tổng thống Donald Trump là nhằm mục đích bôi nhọ chính phủ TQ.
Truyền thông Israel hôm Chủ nhật đưa tin Mỹ đang nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Thủ tướng Israel trước đó đã nhấn mạnh rằng các phán quyết của tòa án The Hague về Gaza sẽ tạo ra "một tiền lệ nguy hiểm đe dọa binh lính và nhân vật công chúng của bất kỳ nền dân chủ nào chống khủng bố hình sự và xâm lược nguy hiểm."
Nợ sinh viên là hình thức nợ vay tiêu dùng lớn thứ hai ở Mỹ, chỉ sau nợ mua nhà. Ngày nay, khoảng 45 triệu người Mỹ nợ tiền học gần 1,700 tỷ USD!
California: Hôm thứ Năm rằng một vụ tai nạn xe kinh hoàng ở Pleasanton vào tối thứ Tư đã khiến một gia đình bốn người, đang đi trên một xe Vinfast, đã chết một cách bi thảm. Cảnh sát Pleasanton cho biết tai nạn xảy ra vào khoảng 9 giờ tối trên Foothill Road giữa Stoneridge Drive và Đại lộ W. Las Positas Boulevard ở rìa phía tây của thành phố. Chiều thứ Năm, cảnh sát xác nhận bốn người đã chết trong vụ tai nạn, một người mẹ, người cha và hai đứa trẻ dưới 15 tuổi.
Một người đàn ông tên là Xiaolei Wu đã theo dõi và đe dọa một nữ sinh viên Trung Quốc tại đại học Boston sau khi cô này dán tờ rơi ủng hộ dân chủ đã bị Tòa Mỹ kết án 9 tháng tù liên bang và Wu sẽ bị trục xuất về TQ khi mãn hạn tù. Các công tố cho biết sau khi thiếu nữ dán tờ rơi thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình ở Trung Quốc, Xiaolei Wu, 26 tuổi, đã cố gắng tìm ra địa chỉ của cô và đe dọa chặt tay cô trong một tin nhắn trên ứng dụng WeChat, theo CNN.
Tuần này trong mục “nói thêm”, Project Syndicate trò chuyện với GS Bùi Mẫn Hân, là Giáo sư về Công quyền học của trường Cao đẳng Claremont McKenna và là thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Ông còn là tác giả của cuốn sách “The Sentinel State: Surveillance and the Survival of Dictatorship in China” (Nhà nước canh gác: Giám sát và sự sống còn của chế độ độc tài ở Trung Quốc).
Cuộc bầu cử Tổng thống 2024 chỉ còn hơn 6 tháng nữa, để giúp quý độc giả nắm được tình hình bầu cử, Việt Báo sẽ thường xuyên cập nhật các bài phân tích đáng tin cậy từ những nguồn thông tin uy tín. Các bài phân tích này dựa vào các cuộc thăm dò dư luận, các cuộc phỏng vấn với các chiến dịch và chiến lược gia, báo cáo, hoạt động của các chiến dịch, cũng như các khuynh hướng lịch sử và nhân khẩu học.
Thứ Năm (25/4), Đại học Nam California (University of Southern California, USC) cho biết sẽ hủy lễ tốt nghiệp ra trường năm nay, một tuần sau khi thông báo hủy bài phát biểu của thủ khoa khóa 2024 – một nữ sinh viên gốc Hồi Giáo, theo Reuters.
NEW YORK – Thứ Năm (25/4), trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc tờ báo lá cải National Enquirer David Pecker cho lời khai trước tòa rằng ông từng tranh cãi với Trump và luật sư cũ của Trump trước cuộc bầu cử năm 2016 về việc ai nên trả tiền để ‘bưng bít’ câu chuyện ‘bê bối tình dục’ của cựu Tổng thống, theo Reuters.
LHQ – Thứ Tư (24/4), tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo có nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian, theo Reuters.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Nhân chứng đầu tiên trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc David Pecker (báo lá cải The National Enquirer) thừa nhận đã sử dụng tờ báo lá cải của mình để ‘ém nhẹm’ những tin không hay về Trump để giúp ông đắc cử năm 2016, theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.