Hôm nay,  

Khi Nông Dân Đòi Lại Đất

24/10/200000:00:00(Xem: 5002)
Bạn,
Như VB đã loan tin, thượng tuần tháng 10/2000 vừa qua, đoàn công tác của chính phủ CSVN công tác tại Bến Tre đã nhận đơn khiếu kiện của hàng trăm gia đình nông dân thuộc các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày tỉnh Bến Tre xin đòi lại đất đã bị đưa vào các tập đoàn sản xuất, mô hình của sản xuất tập thể mà CSVN áp dụng tại Việt Nam trước thập niên 90. Mời bạn nghe câu chuyện nông dân đòi lại đất theo tường thuật của phóng viên báo Tuổi Trẻ.

Nguyên cả buổi sáng vẫn không đủ để 600 người dân Bến Tre khiếu kiện đòi lại đất đã đưa vào tập đoàn sản xuất trình bày hết những bức xúc của mình tại tại hội trường của tỉnh, trước phái đoàn công tác liên ngành của chính phủ do bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc làm trưởng đoàn. Sau lời mở đầu của vị bộ trưởng, nông dân Phan Văn Hiện, 73 tuổi, ở xã An Hiệp, Ba Tri, với vẻ ngần ngại, đã trình bày hàng loạt vấn đề mà theo ông là hết sức bức xúc vì nông dân đã đưa đất vào tập đoàn thì bị người khác bao chiếm hết. Ông Võ Ngọc Trạc cũng ở Ba Tri nói một số cán bộ có chức có quyền thừa cơ hội bao chiếm nhiều đất rồi đem bán, trong khi người chấp hành chủ trương đưa đất vào tập đoàn thì không đủ đất để sinh sống.

Ông Phạm Văn Tiến ở ấp 5, xã Tân Xuân, Ba Tri, nêu những bất hợp lý ở chỗ cán bộ giành hết đất tốt không làm mà đem bán, hoặc chủ trương cao bằng phi lý ở chỗ có những người không phải hộ nông dân, làm nghề buôn bán hay tiểu thủ công nghiệp cũng được cấp đất và đem bán hoặc cho mướn lại để hưởng lợi từ 600 ngàn đồng hay 1 triệu đồng/ 1 năm. Theo bà Phạm Thị Cúc ở ấp 3, xã Ngãi Trung, Ba Tri, đất còn được cấp cho những người không có mặt ở địa phương. Bà cho rằng mười hai năm qua chính quyền làm sai mà không chịu sửa, đảng viên cán bộ bao chiếm nhiều ruộng đất nhưng cứ để tồn tại mãi cho đến ngày nay.

Gần 20 ý kiến tiếp theo của người dân huyện Giồng Trôm, cũng bức xúc tương tự như trên nhưng có phần căng thẳng hơn. Ông Trần Văn Tươi tự giới thiệu là cán bộ hưu trí, nói rằng trước đây ông vận động, khuyến khích gia đình đưa đất vào tập đoàn, sau đó nhận khoán lại theo hình thức nhân khẩu. Bây giờ chủ đất cũ đòi lại, chính quyền giải quyết, ông không chịu, bị cưỡng chế, cuối cùng trắng tay không còn cục đất chọi chim. Ông cho rằng hầu hết đất xã lấy chia cho cán bộ nhiều lắm như là bà Khôi, nguyên là ủy viên ủy ban xã.

Bà Võ Thị Tiết cũng tố cáo ông Đinh Văn Nở có người nhà làm công an trên huyện, anh bà đòi lại nhà đất đã bị bắt tù hai tháng, làm đơn kiện thì xã chỉ lên huyện, huyện chỉ về xã. Nhiều ý kiến khác cũng tố cáo đích danh một số cán bộ xã, nổi bật là xã An Ngãi Tây.

Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, khi giải trình những ý kiến của người dân, viên chủ tịch huyện Giồng Trôm là Nguyễn Thanh Liêm biện minh rằng đã cố gắng giải quyết nhưng chưa có chủ trương nên việc nhiều trường hợp không giải quyết được. Khi viên bộ trưởng Tư pháp, trưởng đoàn công tác, hỏi về tình trạng cán bộ bao chiếm ruộng đất, chủ tịch huyện cho biết có khoảng 5-6 trường hợp. Thế nhưng sau khi nghe thêm ý kiến của người dân tố cáo viên chủ tịch xã tên là Triệu và một nguyên chủ tịch xã tên là Tâm, thì viên chủ tịch huyện lại thừa nhận có khoảng 12 trường hợp cán bộ có nhiều ruộng đất bị dân khiếu nại. Cuối cùng viên bộ trưởng chỉ biết ghi nhận vì không giải quyết tại chỗ được, hứa là tuần sau mới gặp để thông báo nhận định của đoàn!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phế liệu liên tục vào Việt Nam... Tuy nhiên, có một phế liệu khổng lồ mà chẳng ai nhắc tới: chủ nghĩa xã hội kiểu Mác-Lê-Mao-Hồ vẫn còn nhức nhối.
Vậy là phải giảm bớt tệ nạn rượu bia, trước tiên là hạn chế quảng cáo. Báo Nghệ An kể: Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã thống nhất với quy định "cấm quảng cáo rượu, bia trên 15 độ cồn".
Cháy một nhà nhưng hại tới mấy chục gia đình… Đó là trường hợp ở Hà Nội. Bản tin VietnamNet kể: Biển lửa thiêu rụi nhà trọ ông Hiệp 'khùng', 70 người thành vô gia cư. Ngọn lửa lớn thiêu rụi 24 căn phòng nhà trọ của ông Nguyễn Thế Hiệp (Đê La Thành, Hà Nội), sau một đêm hơn 70 người đang được ở miễn phí nhà ông trở thành vô gia cư.
Giáo dục là đề tài đang được quan tâm. Do vậy, Giải Sách Hay 2018 trao cho 2 cuốn sách về dạy con.
Môi trường là nan đề nhức nhối. Báo Người Đô Thị kể: “Nguồn nước cho cư dân Sài Gòn: Ô nhiễm cấp độ mới, xử lý an toàn nhưng vẫn... lo.”
Giáo dục, giáo dục... Tới lúc cần nhìn lại, từ nhiều hướng. Bản tin SOHA kể: Giảng viên trường Sư phạm: Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại dựa vào mô hình quá cũ, đã bị vượt qua.
Thịt chó, thịt chó, thịt chó... Bỏ thì bỏ, khó gì đâu... Vậy là, Hà Nội bây giờ mới ý thức rằng cần phải dẹp bỏ thực đơn thịt chó.
Có những người uy quyền hơn công an... thí dụ như ở tỉnh Gia Lai, bà giữ xe trước cổng có quyền lực gọi là siêu tốc để làm giấy tờ...
Hóa ra còn có chuyện chữ Mường... Các nhà nghiên cứu nghĩ ra chữ Mường, nhưng dân sắc tộc Mường đa số không biết chữ này. Thôi thì, phải học cả 2 thứ chữ: Việt và Mường?
Thần lửa vẫn gây kinh hoàng… Có vẻ như vấn đề an toàn không được chú ý… Báo Tiền Phong kể: Hiện trường vụ cháy kinh hoàng tại quán bar trung tâm Đà Nẵng… Đến 9h30 sáng nay, lực lượng chức năng đã cơ bản khống chế được đám cháy xảy ra tại quán bar Leo tại số 15-17 (đường Lê Duẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng). Thông tin ban đầu, vụ cháy không có thiệt hại về người, nhưng toàn bộ quán bar bị thiêu rụi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.