Hôm nay,  

Tiền Của Nhà Hảo Tâm

23/12/200000:00:00(Xem: 5023)
Bạn,
Trong một lá thư cách đây hơn một tháng, chúng tôi có kể cho bạn nghe về tình cảnh của học sinh vùng lũ miền Tây đã phải vượt qua bao khốn khó để mới có thể trở lại trường tiếp tục học hành. Chúng tôi cũng báo cho bạn biết theo thống kê của ngành giáo dục địa phương, có đến hơn 2/3 số học sinh tiểu học và trung học cơ sở (lớp 6 đến lớp 9) tại hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp, những địa phương vì các trận cuồng lũ tàn phá nặng nề, rất cần đến sự trợ giúp của các nhà hảo tâm. Trong hai tháng qua, đã có nhiều đoàn, nhóm hoạt động từ thiện đến tận một số xã, trường học để trao tặng quà cứu trợ, một số nhà hảo tâm đã đóng góp tiền để tặng học bổng cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhất.

Theo ghi nhận của các báo quốc nội, số học sinh có tình cảnh khốn khó thì quá đông, nhưng số phần học bổng của mỗi đợt cứu trợ chưa được nhiều nên chỉ có thể giúp được từ 50 đến 100 học sinh, mỗi em nhận được học bổng trị giá khoảng 500 ngàn đồng (gần 28 đô). Với những người có mức sống trung lưu ở Sài Gòn thì với 500 ngàn đồng chỉ đủ một độ nhậu ở quán bên đường, thế nhưng với các em ở vùng lũ miền Tây thì đó là cả một gia tài. Với giá gạo loại thường là 2,500 đồng/kg, gia đình các em có thể mua được 200 kg gạo, và với một gia đình khoảng 5 người, ăn theo “tiêu chuẩn thấp nhất” là 15 kg/người/tháng, thì số tiền đó có thể giúp gia đình đó vượt được cơn đói được gần 3 tháng. Chúng tôi đã làm một bài toán số học như thế để bạn thấy được giá trị vô cùng lớn của những món tiền mà các nhà hảo tâm đã đóng góp để tặng cho các em.

Bạn,
Thượng tuần tháng 12 vừa qua, một phóng viên báo Kinh Tế Sài Gòn đã theo một đoàn cứu trợ về An Giang để trao tặng 60 học bổng cho các học sinh khốn khó nhất. Sau chuyến đi, phóng viên này đã viết “thư gửi bạn, nhà hảo tâm” để trình bày về chuyến cứu trợ. Xin được trích vài đoạn trong lá thư nói về cảnh đời của các em học sinh vùng lũ và giá trị của những đồng tiền làm việc thiện.

Trong chuyến cứu trợ tuần rồi, chúng tôi (phóng viên) đã có dịp mang số tiền của các nhà hảo tâm trao tận tay cho sau mươi cảnh đời khốn khổ được tiếp tục học hành sau cơn bão lũ tại bốn huyện tỉnh An Giang: Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới và Thoại Sơn. Những cảnh đời đó có một điểm chung, đó là sự bất hạnh: Một học sinh lớp hai, mẹ mất sớm, cha theo vợ bé, nội đem về nuôi, em 8 tuổi như bé xíu như một đứa trẻ mẫu giáo. Một em bé khác có mẹ mắc bệnh tâm thần gần 10 năm nay, cha phải chạy gạo từng bữa để nuôi năm anh chị em. Có em mồ côi cả cha lẫn mẹ, hai bà cháu sống dựa vào nhau, bà đi làm mướn còn em sau giờ học đi cắm câu. Cũng có em còn đủ cha mẹ nhưng nhà lại quá nghèo.

Đối với không ít người, năm trăm ngàn đồng nhiều khi chỉ vừa đủ trả cho một cuộc vui ngắn, một độ nhậu bình dân, một chầu karaoke, nhưng với các em vùng lũ thì cả một gia tài. Chúng tôi hỏi em Huỳnh Văn Hận, 13 tuổi, học sinh lớp 6 trường Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú: Con biết tờ giấy bạc nào có giá trị lớn nhất không " Sau một hồi suy nghĩ, Hận đáp: Dạ, tờ mười ngàn. Mấy người bạn ngồi chung quanh Hận trong buổi nhận trợ cấp học bổng hôm đó cũng gật đầu. Chúng tôi hiểu cảnh đời của các em, bởi vì cảnh nhà túng khó, em chưa có dịp được sờ tới tờ giấy bạc nào lớn hơn mười ngàn đồng. Từ lúc biết mình được nhận học bổng cho đến lúc cầm phong bì đựng tiền, các em cũng chưa biết mình nhận được bao nhiêu. Mãi đến lúc đại diện đoàn cứu trợ dặn dò: “Các con phải giữ bao thư này cho thiệt kỹ vì trong đó có tới năm trăm ngàn đồng”, nhiều em đã ồ lên một tiếng dài ngạc nhiên !

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.