Hôm nay,  

Nghề Bán Củi

26/03/200000:00:00(Xem: 5963)
Bạn thân,
Bạn biết là nước mình nghèo, dân mình khổ, nhưng chắc là có những cảnh đời bạn không hình dung nổi. Để tôi kể cho bạn nghe về đời những người bán củi, dựa theo báo An Ninh Thủ Đô như sau.

Thôn Đông Ba, xã Thượng cát thuộc huyện Từ Liêm cách trung tâm Thủ đô khoảng 20 km là địa phương xa nhất của Hà Nội giáp với tỉnh Hà Tây. Cách đây 5 năm, cả thôn có chừng 50 hộ đều đi bán củi do nhu cầu sử dụng củi của người Hà Nội lúc đó còn khá lớn và do nguồn củi dồi dào. Hiện nay, nhu cầu này giảm đáng kể khi các loại chất đốt khác đang dần khẳng định thế mạnh, hơn nữa do có lệnh cấm chặt phá rừng của Chính phủ mà 2/3 số hộ dân ở thôn Đông Ba chuyển sang nghề khác. Những người còn lại với nghề bán củi hầu hết là những người không có điều kiện, hoàn cảnh gia đình gieo neo, vất vả.

“Có khổ mới đi bán củi...”
... “Sung sướng gì nghề này hả cô"”. Chị Nguyễn Thị Hòa - 42 tuổi ở thôn Đông Ba đã tâm sự với tôi như vậy khi tôi hỏi chị về nghề bán củi. Chồng chị mất sức lao động, một nách 4 đứa con mà đứa lớn nhất mới 15 tuổi, ruộng vườn lại ít, gánh nặng gia đình vì vậy mà dồn hết lên vai chị. Chị đi bán củi cách đây 5 năm khi nhu cầu sử dụng củi còn lớn. Chị nói: “Tôi cũng muốn tích cóp ít vốn về mở cửa hàng tạp phẩm ở chợ xã, chứ bây giờ mình già rồi, đi lại vất vả lắm!”

Bỏ học sớm vì hoàn cảnh gia đình, chị Vũ Thị Vinh lấy chồng từ năm 19 tuổi. Năm nay, mới 28 tuổi mà trông chị như đã gần 40. Chị đã có 2 cô con gái. Không có việc làm ổn định cũng không có vốn liếng, chị theo người cùng thôn đi bán củi được 3 năm, coi đây là một nghề để tăng thu nhập gia đình bởi theo chị ”... trông vào 2 sào ruộng với ít hoa màu thì chết đói cả nhà”.
Ở thôn Đông Ba, không chỉ có phụ nữ đi bán củi mà có rất nhiều chàng trai cũng phải theo đuổi cái nghề vất vả này. Theo chị Hoà cho biết thì vài năm trước do việc bán củi cũng thuận lợi, thu được nhiều lãi nên nhiều gia đình cho con nghỉ học đi bán củi để phụ thêm bố mẹ. Bây giờ do không có trình độ, không xin được việc làm nên các chàng trai vẫn phải tiếp tục bám nghề. Anh Nguyễn Văn Điểu, 23 tuổi là một trường hợp như thế. Anh Điểu nói: “Tôi phải đi bán như thế này cũng là để nuôi thân, cố gắng có ít tiền dư đi học sửa chữa xe máy, sau này may ra còn có công việc ổn định”.

Mỗi người một cuộc đời, một số phận, chị Hòa, anh Điểu, chị Vinh chỉ là một trong số rất nhiều dân lao động đang bươn chải với nghề bán củi. Họ có những hoàn cảnh riêng nhưng tất cả đều vì miếng cơm, manh áo hàng ngày. Họ cũng mong một công việc ổn định lúc nông nhàn để tăng thu nhập chứ không muốn làm mãi nghề bán củi vì hơn ai hết họ hiểu rằng, sống bằng nghề này là rất nhọc nhằn.

5 giờ sáng, bất kể ngày đông, hè hay mưa gió, những người bán củi đã phải lên đường vào trung tâm Hà Nội. Nguồn củi được họ chủ yếu lấy từ gỗ thải mua ở các lán gỗ tại thôn hoặc bên xã Liên Trung, Đan Phượng, Hà Tây. Gỗ mua về được bổ hoặc cưa, buộc thành bó đem đi bán. Trung bình một ngày, người bán củi chở khoảng 120 kg đến 150kg củi lên chợ ở Hà Nội như chợ Mơ, chợ Vĩnh Tuy, chợ Mai Động... để bán. May mắn hơn thì có nơi đặt hàng như nhà ăn của trường bán trú, quán cơm bình dân hay căng tin xí nghiệp chưa có điều kiện trang bị bếp gas mua về nhóm lò. Theo chị Vinh thì một xe củi như vậy nếu được giá thì lãi từ 25 đến 30 ngàn đồng. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu sử dụng củi trong nội thành ít nên thu nhập của một xe củi chỉ dừng ở mức 20 ngàn nếu bán hết 120 đến 150 kg củi. “Đi bán như thế này, chị sợ nhất điều gì"” tôi hỏi. “ế hàng thì không sợ, nhưng sợ nhất là gặp cảnh sát giao thông”, chị Vinh nói “mình đi xe cồng kềnh, dễ bị phạt lắm. Có lần tôi mất cả xe củi vì phạt nhiều qúa. Đạp xe không về mà ứa nước mắt vì tiếc của!”. Bị phạt vì vi phạm an toàn giao thông là điều bất trắc mà những người bán củi hay gặp trên đường. Điều này cũng dể hiểu vì với một chiếc xe đạp thồ đã quá cũ, người bán củi lại cố chở trên 1 tạ củi thì xảy ra tai nạn giao thông là khó tránh khỏi. Họ nhiều khi cũng ý thức được sự nguy hiểm của việc chuyên chở cồng kềnh này nhưng vì miếng cơm, manh áo nên cũng phải nhắm mắt làm liều theo kiểu suy nghĩ “sống chết có số”. Do đó họ trở thành nạn nhân, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông do sự cố tình vi phạm của mình.

Bạn thân,
Chị Hòa kể đã có người bị tàu hỏa chẹt chết do chở nặng, bị che khuất tầm nhìn. Và còn rất nhiều tai nạn đau lòng tương tự như thế đã xảy ra. “Sướng, khổ cũng là cái nghề kiếm ăn cô ạ. Ai chẳng muốn sung sướng, nhàn nhã nhưng cái số nó thế. Tôi cũng chỉ mong kiếm đủ tiền nuôi cho các cháu ăn học bằng người, không phải đi bán củi như cha mẹ chúng nó, khổ lắm cô ạ!”. Người đàn bà nói lời tạm biệt với tôi rồi lại lùi lũi, ì ạch lên đường với số củi nặng gấp 3, 4 lần trọng lượng cơ thể chị đằng sau chiếc xe đạp cà tàng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.