Hôm nay,  

Cò Du Lịch Quậy Du Khách

05/05/200100:00:00(Xem: 5057)
Bạn,
Theo báo quốc nội, một trong những nghề môi giới dịch vụ đang phát triển tại Việt Nam là nghề “cò du lịch”. Đó là những người tự nguyện làm tiếp thị viên trung gian cho các cơ sở, công ty có các hoạt động liên quan đến các dịch vụ du lịch. Họ không có lương tháng mà chỉ được hưởng huê hồng từ việc môi giới khách hàng. Báo quốc nội gọi đó là một nghề tự phát và những người cò du lịch này đã quấy rối du khách bằng mọi cách chỉ vì những khoản tiền huê hồng từ các cơ sở. Trong một bài viết về hoạt động của các cò du lịch, báo Sài Gòn Tiếp Thị cho biết chuyện các cò du lịch quấy rối du khách đã trở thành chuyện thường ngày ở Đà Lạt. Mới đây, các cơ quan chức năng CSVN thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng đã phải tổ chức họp bàn để đưa ra giải pháp dẹp cò. Thế nhưng tệ nạn không hề giảm mà còn có chiều hướng gia tăng.

Trình bày về hoạt động và thành phần cò du lịch, báo quốc nội ghi nhận như sau: Có thể kể ra những loại cò mà du khách thường gặp: trước hết là cò nhà nghỉ khách sạn, rồi cò nhà hàng quán ăn, thứ đến là cò du thuyền trên hồ Tuyền Lâm, cò chụp hình, nay có thêm cò lò mứt đặc sản, có nhà hàng karaoke, cò mát-xa. Chỉ cần một chiếc xe du lịch biển số lạ (các cò gần như thuộc lòng biển số xe thường xuyên chạy tour) xuất hiện trên địa bàn Đức Trọng lập tức có cả chục thanh niên bám theo, tháp tùng về tận Đà Lạt. Họ kè kè bên tay lái ném vào cửa kính đủ loại danh thiếp của nhà nghỉ, quán ăn, lò mứt, chủ thuyền, quán cà phê. Để bám theo xe, các cò cũng phải “chia tài” để khỏi xảy ra cảnh xô xát như trước đây. Qua tìm hiểu, để có khách, nhiều khách sạn, bến thuyền, nhà hàng chủ động nuôi cò. Ngoài lương cố định, cung cấp phương tiện, điện thoại còn được hưởng theo tỷ lệ bách phân. Nhiều tài xế, trưởng đoàn thường đưa khách lên Đà Lạt cũng có hoa hồng. Thông thường chủ khách sạn chi từ 15% đến 20%, mùa ế khách lên đến 30% giá phòng nhận được. Còn hàng ăn cũng phải chi từ 10% đến 15%. Đối với lò mứt, các cò sẵn sàng đến tận phòng ngủ của trưởng đoàn, tài xế để chào mời. Trung bình để một xe 50 chỗ ngồi đáp vào lò, chủ lò phải chi không dưới 500,000 đồng, còn xe 35-30 chỗ thì chi 200,000 đồng đến 300,000 đồng. Đó là nguyên nhân khiến cho đặc sản mua từ lò thường có giá cao hơn ở chợ từ 30% đến 50%. Với dịch vụ karaoke, mát xa, cò cũng được hưởng phần trăm theo tỷ lệ khách sử dụng, thường không dưới 10%.

Vài năm qua còn có thêm nạn chém đẹp ở một số nhà hàng và chợ âm phủ. Chỉ cần khách vào ăn uống quên hỏi giá lập tức máy chém hoạt động. Thế mới có chuyện một két bia Sài Gòn và mấy con mực khô giá trên 1 triệu bạc. Lại có chuyện nhà hàng X trên đường Nguyễn Thị Minh Khai sau khi khách dùng cơm với giá phải chăng, tiếp viên xinh đẹp tới dụ khị khách dùng thêm đặc sản gan gấu hầm với thuốc bắc, khách hỏi bao nhiêu một thố thì được trả lời 60,000 đồng. Thế mà khi trả tiền họ đành bấm bụng đưa 480 ngàn đồng vì có 8 người ăn.

Bạn,
Mới đây, nằm giữ thanh danh cho thành phố du lịch, hội đồng thành phố Đà Lạt nêu ý kiến có nên duy trì hoạt động của chợ âm phủ nữa hay không " Từ nhận định rằng hàng ăn chợ âm phủ vốn là nét đẹp của Đà Lạt về đêm nên tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu các chủ hộ buôn bán cam kết niêm yết giá công khai, có thái độ lịch sự hòa nhã với khách. Qua mấy tháng hè, nếu các tệ nạn chém đẹp, cư xử kém vẫn diễn ra khiến du khách kêu ca, thì khi đó mới có hướng xử lý. Cũng theo báo quốc nội, không chỉ tại Đà Lạt mới có nạn cò du lịch quấy rối du khách, mà hầu hết tại các địa phương có khu du lịch ở VN, đội quân cò du lịch đều có mặt để hành nghề kiếm sống.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.