Hôm nay,  

Luyện Thi Cấp Tốc

6/17/200500:00:00(View: 6208)
Bạn,
Tại Sài Gòn, ngay sau khi kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học kết thúc vào ngày 8 tháng 6, các trung tâm luyện thi đại học đã đồng loạt khai giảng nhộn nhịp đón sĩ tử đến ghi danh các khóa luyện thi cấp tốc trong vòng 3 tuần lễ. Đa số thí sinh theo học tại các trung tâm luyện thi là học sinh từ các tỉnh đến, còn học sinh tại Sài Gòn thì luyện thi tại các lò riêng của các giảng viên giỏi. Báo SGGP viết về chuyện luyện thi cấp tốc trong mùa thi năm nay tại Sài Gòn như sau.
Đặt chân lên Sài Gòn trong ngày 10-6, còn đang tìm chỗ trọ nhưng Nguyễn Minh Tâm, học sinh lớp 12 tỉnh Đồng Nai, đã đến thăm dò nhiều trung tâm luyện thi cấp tốc. Ngắm nghía lịch học và tên tuổi các giảng viên ở Trường Đại học Bách khoa, Tâm lại rụt rè cho biết: "Chắc em học luyện thi đại học tại trung tâm thuộc Trường Sư phạm vì ở đây có chỗ nội trú và giảm 10% học phí...". Tâm chỉ là một trong số hàng chục ngàn học sinh các tỉnh đến thành phố Sài Gòn chuẩn bị cho kỳ thi đại học sắp đến.

Vừa mới xuống xe, nhiều thí sinh còn đang loay hoay với mớ hành lý cồng kềnh, nhưng trên tay vẫn cầm những tờ rơi quảng cáo của các trung tâm luyện thi cấp tốc như: Trung tâm Bình Minh , Trung tâm luyện thi Trường ĐH Giao thông vận tải... Theo nội dung của tờ rơi có nội dung: "460 Lê Hồng Phong là nơi duy nhất tại TPSG quy tụ những tiến sĩ, thạc sĩ ưu tú nhất, chuyên luyện thi đại học. Chương trình học theo đúng đáp án và thang điểm chấm thi mới nhất của Bộ Giáo dục-Đào tạo giúp học sinh đạt điểm tối đa...", phóng viên đã tìm đến trung tâm này. Chỉ là một căn nhà phố nhưng năm nào cũng vậy, những khóa luyện thi cấp tốc của trung tâm này thu hút khá đông thí sinh theo học. Người phụ trách ghi danh cho phóng viên biết, số lượng thí sinh trong những ngày qua đông đến nỗi, trung tâm đã phải tăng cường thêm chỗ học, chỗ ở để đón thí sinh từ các tỉnh lên.
Mức học phí trung bình từ 300 ngàn đồng đến 480 ngàn đồng cho một khóa học cấp tốc kéo dài khoảng 3 tuần cộng với tên tuổi của đội ngũ giảng viên khá "nặng ký" nên các trung tâm luyện thi thuộc các trường Bách Khoa, Sư phạm, Sư phạm Kỹ thuật, Kinh tế, Khoa học Tự nhiên TPSG... đã thu hút được rất đông học sinh từ các tỉnh. Một nhóm thí sinh đang luyện thi tại Đại học Khoa học Tự nhiên kể: "Ngay từ những ngày mới bắt đầu thi tốt nghiệp, trước các điểm thi ở quê em đã có nhiều người tới phát tờ rơi quảng cáo luyện thi ở thành phố..."
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, nhiều học sinh tại Sài Gòn cho biết: "Phải luyện từ hè để được vừa ôn kiến thức vừa luyện bài tập, đợi đến bây giờ thì quá trễ". Thăm dòø nhu cầu của học sinh, các trung tâm cũng đã đồng loạt mở lớp hè cho học sinh lớp 11, chuẩn bị luyện cho mùa thi năm sau.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải ngoại ngữ là khó nhất trong các môn học? Có lẽ như thế. Nhưng đối với nhiều người, Toán hay Lý Hóa mới khó nhất, hay Sử hay Địa mới khó nhất… Vấn đề là cần môi trường thuận tiện. Thí dụ, nếu truyền hình CNN kênh tiếng Anh hằng ngày phát hình tại Việt Nam, có lẽ nhiều học sinh sẽ giỏi tiếng Anh hơn từ ngày thơ ấu. Không có môi trường thuận lợi để học ngoại ngữ, sẽ học gian nan hơn.
Môi trường là chuyện nhức nhối tại Việt Nam.
Vậy là kiều hối chảy vào nước ào ạt… bất kể qua kênh chính thức hay bán chính thức, hay không chính thức. Kiểm toán cho đúng cũng khó, chỉ có cách suy đoán rằng phước đức của chế độ vẫn còn vững vàng, ít nhất là về mặt thu hút kiều hối. Chỉ có cách suy nghĩ kiểu tâm linh mới giải thích được, có lẽ.
Vậy là trật đường rầy, câu chuyện tưởng như chỉ có trong truyện thần thoại của thế kỷ 19 hay thế kỷ 20. Đúng là trật đường rầy xe lửa.
Có phải đào tạo 9.000 Tiến Sĩ sắp tới chỉ là một cách để các quan chức củng cố cho chế độ vững vàng thêm vài thập niên? Có phải tất cả con cháu của mấy trăm ủy viên Bộ Chính Trị sẽ được cầm tiền chính phủ để đi học Tiến sĩ, Thạc sĩ theo đề án mới, và rồi một số sẽ kết hôn với Việt kiều để ở lại nằm vùng, phần còn lại sẽ về VN thay ba mẹ để cai trị VN thêm vài thập niên nữa?
Đàn ông có giá bao nhiêu? Bạn thử suy đoán xem? Một ngàn đô la hay một triệu đôla? Tất nhiên là tùy… vì không phải ai cũng có giá như ai. Vì như cuộc đời của Albert Einstein vĩ đại hơn biết bao nhiêu người đời thương như mình.
Sinh viên là người đi học bậc cao đẳng hay bậc đại học… Trong lịch sử nhân loại, sinh viên thường là thế hệ đi đầu của những cuộc cách mạng. Gần như bất cứ biến động nào trong lịch sử cũng nhìn thấy bóng dáng của sinh viên.
Vậy là lại ngộ độc. Cũng ở trường mầm non. Có vẻ như các trường mầm non không bận tâm về chuyện nhà bếp? Hay phải chăng, có gì mờ ám trong việc đi chợ cho trường mầm non?
Nhạc bolero có phải là bước thụt lùi? Hỏi như thế, có công bằng không, trong khi các loại nhạc thường gọi là “nhạc sang” chủ yếu là nhạc cũ từ hơn nửa thế kỷ qua? Tính vê thời gian, nhạc nào thụt lùi hơn? Nhưng dân Miền Nam ưa nhạc bolero chủ yếu là cảm xúc hoài niệm vê cái gì rất mực VNCH... Và chẳng nguy hiểm gì cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.