Hôm nay,  

Học Phí Đại Học

13/09/200400:00:00(Xem: 6071)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, trong khi Bộ Giáo dục-Đào tạo CSVN thông báo rằng học phí sẽ chưa tăng trong năm nay, thì một số trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, thậm chí cả công lập, đã rục rịch tăng học phí. Niên khóa trước, sau khi có thông tin liên bộ dự kiến sẽ đề nghị tăng học phí, một số trường đã nhanh chóng đưa học phí vọt lên. Và năm nay, trong khi chẳng có trường nào phải đưa học phí về mức cũ thì một số trường lại tiếp tục "đua" theo những mức thu mới. Báo TT viết như sau.
Cách đây khoảng sáu tháng, Trường Đại học Ngoại ngữ - tin học công bố mức học phí áp dụng đối với SV năm 1 từ 3 triệu 400 ngàn đến 3 triệu 700 ngàn đồng/SV/năm tùy ngành học. Bản thông báo này còn nguyên màu mực mới, được niêm yết ngay ngắn trên bảng tin của trường. Thế nhưng nay đã khác, các tân SV khi bước chân vào trường đều không khỏi ngỡ ngàng với mức học phí mới: 4 triệu đồng/năm, không phân biệt khoa nào, ngành nào! Mức học phí mới này đã đưa Trường ĐH Ngoại ngữ - tin học vào tốp những trường ĐH có mức thu học phí cao nhất hiện nay. Như vậy chưa kể các khoản thu khác, so với năm học vừa qua, SV phải gánh thêm 300 ngàn-600 ngàn đồng, tương đương với 110-120% học phí của năm học trước.

Trong khi đó, dù chưa thấy động tĩnh cụ thể nào nhưng mức học phí của một số trường dân lập khác vốn đã được tăng từ năm học trước cũng đang ở mức sắp đụng "trần". Ở Trường ĐH Hồng Bàng, mức thu học phí mỗi năm của một số ngành đã lên đến 3 triệu 980 ngàn đồng. Một số nhóm ngành khác thấp hơn cũng khoảng 3.7 triệu hay 3.8 triệu đồng/năm/SV. Còn ở Trường ĐH Hùng Vương, học phí ngành công nghệ sau thu hoạch cũng đã 3 triệu 900 ngànđồng/SV/năm; ngành công nghệ thông tin 3.7 triệu đồng; du lịch, toán ứng dụng, ngoại ngữ: 3.5 triệu đồng. Ngành có học phí được xem là thấp nhất như quản trị kinh doanh, quản trị bệnh viện cũng đến 3.3 triệu đồng/SV/năm.
Nhưng không chỉ các trường ngoài công lập, ngay cả một số trường công lập cũng bắt đầu vào cuộc đua tăng học phí. Vừa bước vào đầu năm học mới, Trường ĐH Cần Thơ đã "phủ đầu" SV bằng một thông tin sẽ tăng học phí lên gần gấp 1,5 mức thu năm học trước. Theo mức thu này, SV các ngành kinh tế, kỹ thuật, công nghệ sẽ phải đóng 32 ngàn đồng/tín chỉ; các ngành nuôi trồng thủy sản, nông học, quản lý nghề cá... 29 ngàn đồng/tín chỉ. Nghĩa là trung bình một SV phải đóng khoảng 1.7 triệu đồng/năm.
Bạn,
Báo TT viết tiếp: không dừng lại ở bậc đại học, một số trường cao đẳngcũng nhanh chân đưa ra những mức thu khác trước. Một lần nữa trước năm học mới, SV lại phải đối mặt với những thông tin tăng học phí. Nếu đề án tăng học phí ở các trường công lập trở thành hiện thực thì liệu những trường đã "cầm đèn chạy trước" quyết định này có chịu giữ nguyên mức học phí đã tăng không"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo Tuổi Trẻ, tại Sài Gòn, nhiều trường đại học bán công, dân lập ( tư thục), các ngành học mới và lớp học ngoại khóa liên tục mở ra. Thế nhưng số giảng viên có thể đứng lớp thì không thể tăng một sớm một chiều. Để giải quyết vấn đề đó, các trường này thuê thầy từ các trường công lập dưới danh nghĩa thỉnh giảng.
Theo báo quốc nội, trong khi nhiều sinh viên thành phố bây giờ có thể đứng ngoài nỗi lo "tăng giá" do được cha mẹ bao cấp tất cả, thì có đến 70% sinh viên ngoại tỉnh phải vừa học vừa chống đỡ với nỗi lo giá cả. Vì vậy, 2/3 sinh viên ngoại tỉnh ngay từ năm thứ nhất đã đi làm thêm để có tiền tự trang trải cuộc sống.
Trong trận lũ vừa qua, tại thôn Tân Lập, xã Tịnh An, huyện Sơn Tịnh có 2 cha con của 1 gia đình kiếm sống bằng nghề đưa đò bị nước lũ cuốn trôi. Tai nạn đã xảy ra vào chiều ngày 25 tháng 11/2004 khi nước lũ dâng cao,người cha cùng đưá con trai 15 tuổi ra sông cột lại chiếc ghe máy thuyền, đã bị cơn sóng dữ nhận chìm.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, it ai biết, từ lâu đã có những bến gốm Tứ Liên, Nhật Tân, Phú Thượng... nằm lặng lẽ bên bãi sông Hồng. Nằm ngay dưới Bãi Tre, địa điểm mà người dân Hà Nội vẫn chọn làm nơi ra hóng gió, là một dãy dài thuyền buôn bán gốm. Khác với các bến gốm khác, cư dân là những người nghèo đến từ nhiều vùng khác nhau
Bốn ngày vưà qua, lũ lụt đã tàn phá nặng nề 5 tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Riêng tại miền núi tỉnh Quảng Nam, khu vực huyện Tiên Phước bị thiệt hại nặng nề, cơn lũ lần này hung bạo hơn các cơn lũ hồi mấy về năm trước, để lại bao nỗi kinh hoàng cho người dân như ghi nhận của phóng viên báo Tuổi Trẻ qua đoạn ký sự như sau.
Theo báo quốc nội, Luật Hôn nhân và gia đình của VN han hành vào năm 2000 quy định rõ nam từ 20 tuổi và nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Thế nhưng thực tế nạn tảo hôn và hôn nhân không lập hôn thú vẫn diễn ra ở vùng sâu, vùng xa.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, trong vòng gần 50 năm nay, vào tháng 11/2004, do hạn hán, nước sông Hồng cạn thê thảm nhất. Những cư dân ở Hải Dương thuê đất trồng trọt trên bãi giữa đang lao đao thay trời làm mưa, mất ăn mất ngủ lo bảo vệ hoa màu khỏi chết cháy. Báo Lao Độngviết như sau. Sông Hồng cạn
Theo báo quốc nội, mấy năm gần đây cùng với làn sóng người ngoại tỉnh đổ về Hà Nội để làm ăn, buôn bán. .. là sự phát triển ồ ạt của dịch vụ cho thuê trọ bình dân, đặc biệt là ở các xã phường vùng ven. Tại nhiều khu nhà trọ, ngoài thành phần lao động kiếm sống, còn có một bộ phận ở trọ là dân bụi đời, nghiện ngập, "cave."
Theo báo Người Lao Động, thị trường cuối năm tại VNthu hút nhiều loại hàng hóa. Đây cũng là thời điểm các nhà sản xuất chân chính lo lắng vì sản phẩm của họ thường bị giả mạo từ nhãn hiệu hàng hóa đến kiểu dáng công nghiệp . Nhiều doanh nghiệp khốn đốn vì tệ nạn này.
Theo báo quốc nội, các sinh viên VN được học bổng của nhà nước CSVN du học tại các nước Đông Âu đã cảm thấy quá tủi cực vì tiền nhận được thấp hơn nhiều so với mức sống tại đất nước bản địa. VASC ghi nhận về tình cảnh của sinh viên VN đang du học tại Hungary qua lá thư của sinh viên gửi cho tòa soạn báo này với nội dung như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.