Hôm nay,  

Nữ Công Nhân Đình Công

08/11/199900:00:00(Xem: 6160)
Bạn,
Thời gian trước đây, các cuộc đình công của công nhân tại VN thường chỉ xảy ra ở các xí nghiệp, công ty của Nam Hàn và Đài Loan có nhà máy đặt ở ngoại thành Sài Gòn hoặc ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương. Vừa qua, làn sóng đình công đã lan về đến Miền Tây khi hàng trăm nữ công nhân của Xí nghiệp Chế biến Thực phẩm Meko (do Hồng Kông bỏ 100% vốn đầu tư) tại Cần Thơ, đã ngưng làm việc để phản đối ban giám đốc đã ngâm lương của họ trong 5 tháng trời. Không một cơ quan nào can thiệp, vài đại diện công nhân đã phải đến gõ cửa văn phòng đại diện của báo Lao Động tại thành phố này trong một đêm mưa để xin các nhà báo can thiệp vì ông chủ lấy hết tiền công của chúng tôi rồi. Đại diện nữ công nhân đã kể cho phóng viên báo Lao Động nghe một số trường hợp như sau:

Chị Nguyễn Thị Cúc - công nhân ở phân xưởng vô lon - cả gia đình có mỗi mình chị là lao động chính, vậy mà từ đầu năm đến giờ, mọi sinh hoạt trong gia đình đều phải vay bạc góp lãi cao để trang trải vì suốt gần một năm qua, chị Cúc chỉ được trả phân nửa tiền công, số còn lại, ông chủ Ngan Muk Kueng - Tổng giám đốc - hứa lần lữa mãi mà không trả. Hôm mẹ chị bệnh, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu, chị chạy tất tả đến xí nghiệp năn nỉ xin ứng tiền công, nhưng chỉ được giải quyết cho nhận tiền lương tháng 8 (tiền nợ ít nhất trong các tháng Xí nghiệp Meko còn nợ của chị). Cầm 100.000 đồng vừa đòi được, nước mắt chị lăn dài tuyệt vọng vì chị biết rằng với căn bệnh cấp tính của mẹ, số tiền đó chẳng thấm vào đâu. Theo lời của công nhân, nếu tính cả tháng 10 thì xí nghiệp nợ đến 5 tháng lương khoán. Hỏi người phụ trách kế toán thì họ chỉ gặp ông nhân sự, hỏi nhân sự thì đổ cho giám đốc xí nghiệp... Từ tháng 4, 5, rồi qua tháng 8, 9. Mỗi tháng đó, công nhân chỉ nhận được từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng trong số 500.000 - 600.000 đồng tiền công mà sức lực họ đã đổ ra. Nhiều công nhân mỗi sáng đạp xe hàng chục cây số đến xưởng mà bụng đói đến hoa cả mắt, thèm gói xôi chỉ có 2.000 đồng vẫn không có tiền mua. Những lúc cao điểm, số lượng công nhân ở đây lên đến khoảng 300 người và hầu hết đều lâm vào tình trạng khắc nghiệt như vậy. Chị Nguyễn Thị Mỹ Dung, nhóm trưởng nhóm phân loại sản phẩm, nghẹn ngào nói: Xí nghiệp tăng ca liên tục, có lúc phải làm việc từ 6 giờ sáng cho đến 8 - 9 giờ tối, sản phẩm làm ra bao nhiêu xuất hết bấy nhiêu nhưng tiền công không trả. Hầu hết chị em ở đây làm việc từ 4 đến 11 năm, càng lúc sức khoẻ càng kiệt quệ, chuyện công nhân đang vô ca ngất xỉu là thường xuyên. Như tôi đã có 10 năm làm việc ở đây, bệnh không tiền uống thuốc, nhà dột không tiền sửa. Không biết tình trạng chiếm dụng đồng tiền mồ hôi của chúng tôi kéo dài đến bao giờ" Chị em đã kiệt sức rồi…

Bạn,
Tiếp xúc với phóng viên, hai thành viên người Việt trong ban điều hành Công ty là viên giám đốc kỹ thuật và viên trưởng phòng Nhân sự đều thừa nhận những khoản nợ mà công nhân đòi và chính họ cũng là người đang bị ông chủ thiếu nợ lương. Viên giám đốc người Việt cho biết công việc chính của mình là kỹ thuật nên không có quyền xen vào các lĩnh vực khác, ngay cả việc nợ và đình công của công nhân cũng do ông Tổng giám đốc giải quyết. Khi hỏi về tình hình sản xuất kinh doanh, hai viên chức này cho biết sản lượng ở xí nghiệp hai năm gần đây tăng cao và thị trường tiêu thụ cũng ổn định. Theo họ có lãi, nhưng hỏi lãi bao nhiêu và tiền thu được ở đâu thì cả hai đều không biết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.