Hôm nay,  

Khi Sông Trơ Đáy

05/12/200500:00:00(Xem: 5118)
Bạn,

Theo báo Lao Động, sáng 30/11 vưà qua, tại ngoại thành Hà Nội, người dân làng bãi Phúc Xá đổ xô ra sông Hồng chứng kiến cảnh tượng lạ. Họ đã tận mắt nhìn thấy đáy sông Hồng, điều mà hàng chục năm nay chưa từng có: những doi cát từng là đáy của sông, từng ngâm mình lâu ngày dưới nước nay lộ ra, khô trắng, biến thành sân bóng cho lũ trẻ làng chài. Hạn đã đến với sông Hồng thật rồi. Nước sông đã rút xuống gần mực "nước chết". Báo Lao Động ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.

Chứng kiến cảnh tượng lạ, ông Trần Thuật Lý, 76 tuổi, người đã sống hơn 50 năm ở làng bãi ven sông Hồng - thảng thốt: "Có dễ hơn 40 năm nay, kể từ ngày gia đình tôi sống ở vùng đất này, chưa khi nào nước sông Hồng lại khô cạn đến thế". Ông Trần Đắng, một dân chài sừng sỏ, sống nhiều năm tại bãi chợ Long Biên vừa buộc lại dây đơm mái chèo, vừa nói như người vô hồn: "Vậy là cá, con nào yếu thì chết cạn, con nào khoẻ thì đã ngược hết lên thượng nguồn rồi. Cánh chài lưới chúng tôi bây giờ đang mất dần sự sống".

Theo ông Đắng, mùa khô cạn đến lúc nào thì không có ai biết giỏi hơn dân làng chài. Mùa này, đánh bắt cá vốn đã rất khó khăn vì nước trong, trời lạnh, cá không đi theo bầy đàn kiếm mồi như mùa con nước, nay chỗ nông thì trơ đáy, chỗ sâu cũng nhìn thấu đáy, cá nào dám tung tăng mà quăng lưới đánh bắt. Phải lên tận Việt Trì mới hòng có cá, năm nào cũng thế, nhưng năm nay có thể sẽ phải ở lại lâu hơn. Người dân làng vạn chài sống quần tụ trên sông, khu vực sát mép chợ đầu mối Long Biên bây giờ đã tỏ ra hoang mang thực sự bởi chính khu bãi cạn này cách đây vài ngày từng cắm vài mét sào mới tới đáy, nơi họ thường xuyên buông lưới đánh cá, nay bỗng lộ ra, trơ trên mặt cát toàn những chất thải rắn. Sông thiếu nước, cá không có môi trường sống, làng chài bắt đầu lũ lượt di chuyển, ngược dòng lên thật xa Hà Nội để chài lưới dài ngày mới hòng kiếm đủ cái ăn, kéo theo đó là lũ trẻ, chúng phải nghỉ học để đi theo trợ giúp bố mẹ.

Bạn,

Phóng viên báo LĐ viết tiếp: đi từ hướng Gia Lâm, qua cầu Chương Dương nhìn về Hà Nội. Chợp tầm mắt nhìn xuống các làng men bãi sông Hồng, giờ đây ai cũng thấy chạnh lòng. Bãi cát trên sông Hồng giờ đây như dài ra, rộng ra gấp nhiều lần. Bãi ngô, đậu trên bãi nổi giữa sông đang có dấu hiệu vàng lá, dự báo một nguy cơ chết yểu cận kề, nếu sức dài, vai rộng của người nông dân không thể thường xuyên quẩy gánh quang thùng càng lúc càng xa dòng sông chứa nước. Những ngôi nhà nhỏ thó triền sông, trước đây chỉ cần ngồi trên thềm huơ tay xuống là có thể rửa ráy, giặt giũ, bây giờ muốn làm được như vậy, cánh tay của họ phải dài ra vài trăm mét. Thiếu nước khiến hàng trăm gia đình cư dân sống ven sông Hồng mắc cạn. Nằm heo hắt trên cát như những chiếc lá tre khô là hàng chục chiếc thuyền lớn, bé, nạn nhân xấu số của những ông chủ thuyền chài đã ngủ quên sau một đêm quá chén.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.