Hôm nay,  

Lập ‘bến Đợi’ Xin Con

11/19/200500:00:00(View: 6683)
Bạn,

Theo báo quốc nội, tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, có những phụ nữ không chồng nhưng lại khao khát được làm mẹ. Để làm được điều này, họ phải ra ở riêng trong những ngôi nhà mà người dân ở đây gọi là ''bến đợi". Những người phụ nữ kém may mắn về đường tình duyên đã làm ra những ngôi nhà như thế để mong có được một đứa con. Gần một trăm căn nhà, lập nên một cách đường hoàng trong cái nhìn cảm thông và nhân ái của mọi người. Hàng chục năm nay, nhiều người phụ nữ ở trong những ngôi nhà này đã ở vậy nuôi con khôn lớn và có người đã sắp làm bà. Báo Nông Thôn VN ghi lại tình cảnh của những phụ nữ này qua đoạn ký sự như sau.

Phóng viên đến thăm gia đình chị Tăng Thị Ng., cũng giống như nhiều phụ nữ, chị cũng từng lập ''bến đợi chồng''. Chị kể: ''Là một cô giáo, tôi đã suy nghĩ rất nhiều trước khi gửi đơn lên phòng giáo dục bày tỏ mong muốn sinh con. Thật may, phòng đã đồng ý ". Vuốt nhẹ mái tóc của cô con gái yêu, chị cười mãn nguyện: "Cháu lên bảy, rất ngoan và yêu mẹ". Ở làng này, ngoài chị là giáo viên còn có rất nhiều cô giáo khác cũng lập "bến đợi chồng" vì tình yêu của họ không may mắn.

Chị Lê Thị Q. năm nay đã gần 60 tuổi, có đứa con trai đầu 25 tuổi làm công nhân, cô con gái thứ hai đã học xong cao đẳng nông lâm nghiệp. 40 năm trước, sự bất hạnh đã khiến chị phải trở thành thành viên bất đắc dĩ của làng ''bến đợi''. Lấy chồng từ năm 18 tuổi, nhưng niềm vui chưa tày gang thì chồng chết. Chị không thiết sống nữa nhưng cuối cùng vẫn phải sống. Sau đó cũng có rất nhiều người theo đuổi nhưng chị vẫn nhất mực từ chối. Mẹ chị thấy thương con quá bèn làm cho một căn nhà ở đầu vườn, có lối đi riêng. ''Mày ra đó ở may ra có ai thương tình, kiếm lấy đứa con mà đỡ đần về già''. Chị gạt nước mắt chấp thuận bước sang một trang mới với đầy lo âu và tủi phận. Rồi cái gì tới cũng đã tới, người đàn ông nửa đêm đến gõ cửa, chị nín thở chờ đợi niềm hạnh phúc mong manh...

Bạn,

Cũng theo báo Nông Thôn VN, những ngôi nhà như thế này đã mọc lên từ lâu nhưng không vì thế mà làm xáo trộn cuộc sống của nhiều gia đình trong xã. Một phụ nữ làm việc trong Hội phụ nữ xã nói: ''Làng quê chúng tôi từ bao đời nay vốn có truyền thống sống hiền hòa, hương ước của làng cũng không có một điều gì trói buộc người phụ nữ. Đàn ông trong làng cũng rất thông cảm nên không có chuyện cát cứ, ngăn cản người ngoài làng vào gặp gỡ và giao lưu cùng chị em. Chưa có một vụ ly hôn nào trong xã liên quan đến những ngôi nhà ''bến đợi'' này. Tất nhiên là cũng có chuyện vợ chồng trong một số gia đình hục hặc vì ''nó giống con mình quá, lại ở gần''. Nhưng tuyệt đối không có chuyện đánh ghen hay vợ chồng ly thân, ly hôn. Các cháu bé ở đây được khai sinh đầy đủ, chỉ thiếu một điều là trong phần khai sinh về nguời cha đều để trống".

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lúc nào cũng thế, nghe tới chữ “công an” là người dân giựt mình. Có vẻ như công an là điềm bất tường. Nghĩa là, dân với nhau thì được, hễ dính tới công an là từ bại tới xụi.
Cụ Tú Xương, tức nhà thơ Trần Tế Xương, thời xa xưa có bài 8 câu 7 chữ về chuyện thi rớt, nhưng thời đó là chuyện phép tắc còn nghiêm ngặt. Nhưng thi rớt, cũng là buồn vậy.
Có khi cần dứt bỏ truyền thông bia với rượu, vì những gì hại sức khỏe đều phải giảm thiểu, bởi vì niềm vui bia rượu có khi chỉ vài giờ, nhưng di hại cả một đời, có khi mất mạng.
Trông đẹp, nhưng coi chừng. Không phải chuyện bông hồng có gai. Cũng không phải chuyện nhan sắc giấu dao sau nụ cười. Nơi đây, là chuyện bánh trung thu.
Báo Đất Việt kể rằng người dân xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh đang khốn đốn vì bị Vietcombank từ chối cho vay vốn đóng tàu lớn sau thảm họa môi trường Formosa.
Bản tin VOV nói, nhà thầu Trung Quốc đã nhận trách nhiệm vụ "hố tử thần" trên đường Trường Sa và hứa sẽ tiến hành sửa chữa trong thời gian tới.
Bạn hãy hình dung rằng, bạn đang đi bộ, thế là có những người chạy theo, nhét tiền vào cặp của bạn… Hiển nhiên đó là thiên đường xã hội chủ nghĩa vậy.
Câu chuyện thấy rõ như ban ngày: tất cả các vụ tiền giả bắt được, đều xuất xứ từ bên Trung Quốc in ra, và lưu hành sang VN.
Thất nghiệp là chuyện nhức nhối... Học xong cử nhân rồi để thất nghiệp là định phận của hàng trăm ngàn sinh viên tốt nghiệp trong khi không ké được ô dù hậu duệ, thế thần, đảng đoàn...
Từ biệt tháng 8, có gì suy nghĩ chăng? Nếu không nghĩ chuyện tương lai, chuyện hiện nay, hẳn là chuyện quá khứ có gì bận lòng hay hoan hỷ?
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.