Hôm nay,  

Đội Quân Xóm Mì Gõ

8/21/199900:00:00(View: 8072)
Bạn,
Do cuộc sống khó khăn, hàng trăm ngàn cư dân vùng quê của một số tỉnh ở Trung nguyên Trung phần đã rời bỏ ruộng vườn vào Nam để tìm kế mưu sinh. Họ kiếm sống bằng các nghề mà ngành quản lý lao động CSVN gọi là lao động phổ thông như: khuân vác ở bến xe, bến tàu; phụ thợ hồ, chạy xe ôm, bán hàng rong... Tại một xã ở tỉnh Quảng Ngãi, gia đình nào cũng đều có người đi bán “mì gõ” tại Sài Gòn, họ tạm cư trong các xóm lao động ở các quận như Tân Bình, quận 6, quận 10 Sài Gòn, và từ đó các xóm mì gõ đã hình thành. Đội quân phụ việc cho các xe mì gõ là các trẻ em cùng quê được chiêu mộ theo hợp đồng miệng hàng năm, con số này lên đến hơn 2 ngàn em. Thân phận của những người tha phương tại các xóm mì gõ được báo Sài Gòn ghi nhận như sau:
Tại xã Phổ Cường, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi có 1,200 hộ dân thì gần như 100% nhà đều có người đi bán mì gõ tại TP.SG. Ruộng vườn đất đai được giao lại cho những người già cai quản. Còn thanh niên trai tráng, kể cả những cặp vợ chồng mới cưới cũng dắt nhau vào thành phố để lập nghiệp. Anh Q, ngụ tại xã Phổ Cường đã có 12 năm bán mì gõ, nay đã giải nghệ về quê cho biết từ những năm 1982, một số người cùng xã vào thành phố bán hủ tiếu cho các quán người Hoa ở quận 5, sau đó học được công nghệ đứng ra bán riêng, nhưng do không có mặt bằng nên áp dụng hình thức bán rong. Bán rong thì phải cần người rao, thế là họ về quê tuyển dụng lao động trẻ em. Lúc đầu chỉ là con em trong nhà, sau mở rộng ra đến bà con lối xóm. Có người làm chủ một lúc 10 xe, thuê 30 trẻ từ 12 đến 14 tuổi hàng đêm rảo bước gõ lốc cốc trên khắp nẻo đường Sài Gòn. Bây giờ ở thành phố đã xuất hiện những xóm mì gõ, thậm chí có nơi còn ghi bảng hướng dẫn “xóm mì gõ Quảng Ngãi” trên các cột điện đầu hẻm. Tập trung thành những tập đoàn mì gõ, họ cũng phân chia địa giới làm ăn hẳn hoi. Ai vi phạm sẽ bị xử theo luật mì gõ, bị cô lập, đánh đuổi, thậm chí còn bị tịch thu xe. Những xóm mì gõ đông đúc có tiếng ở thành phố là khu Tân Phú, phường 17 quận Tân Bình; đường Tân Hóa, quận 6; phường 19 quận Tân Bình; hẻm 16 F đường Ba Tháng Hai, quận 10; phường 12 quận Gò Vấp. Ông Lâm Võ Hùng, chủ một xe mì gõ tại khu Nghĩa Hòa, phường 6, Tân Bình cho biết mỗi đêm ông thu nhập được khoảng 80 ngàn đồng (chưa đến 6 đô), trừ tiền công trả cho 2 đứa trẻ gõ thuê, mỗi tháng thu nhập được hơn 2 triệu đồng. Đây là một thu nhập khổng lồ so với ở quê làm ruộng. Ông Hùng cho biết khi rời quê phải thuê người làm ruộng, vì nếu không làm thì địa phương thu hồi ruộng.

Bạn,
Cũng theo báo Sài Gòn, hàng năm trên đoạn đường đi ngang qua xã Phổ Cường, khách qua đường chứng kiến hàng chục xe ca chở đầy ắp trẻ em từ các miền quê trong tỉnh Quảng Ngãi vào Sài Gòn. Một cư dân địa phương cho phóng viên biết theo hợp đồng của các chủ bán “mì gõ”, mỗi năm các trẻ được trở về nhà một lần vào dịp tết và thường cuối tháng giêng Âm lịch lại quay về Sài Gòn để thực hiện hợp đồng mới, thật sự chỉ là khẩu ước giữa chủ và các em. Hiện nay tại xã Phổ Cường nói trên có ít nhất 1 ngàn người vào Sài Gòn mưu sinh bằng bán mì gõ, mỗi xe cần 2 em, như vậy số lượng trẻ em lên đến 2 ngàn. Vào mỗi dịp đầu năm, các chủ xe bỏ ra vài tuần đi về Quảng Ngãi, lùng sục khắp nơi, từ các huyện miền núi, com em các sắc dân thiểu số, đến tận đảo Lý Sơn. Sau khi tuyển được người, các chủ xe hùn với nhau thuê nguyên một chiếc xe đò chở các em về Sài Gòn, và thế là các xóm mì gõ lại có thêm những cư dân mới, đó là những trẻ em khốn khổ, tha phương cầu thực, chuyện học hành đối với các em đã trở thành chuyện ngày qua dù các em chỉ mới mười hai, mười ba...

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Không chỉ là một người mở đầu dòng Thơ Mới, không chỉ là một nhà báo tài năng trực diện với áp lực thực dân Pháp, cụ Phan Khôi còn là một trong những người gánh vác phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, rồi Nhân Văn Giai Phẩm, và rồi trở thành một lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng.
Có một người được lịch sử gắn liền định mệnh với một địa danh: cố Trung Tá Hải Quận VNCH Nguỵ Văn Thà và Đảo Hoàng Sa. Các trang sử sau này sẽ không thể nào tách rời tên ông Ngụy Văn Thà và Đảo Hoàng Sa. Ngày ông tử trận, cũng là ngày Hoàng Sa bị Hải quân Trung Quôc chiêm trọn.
Một taì năng vừa ra đi. Nhà đạo diễn Mỹ gốc Việt Stephane Gauger đột tử và hưởng dương chỉ 48 tuổi. Mới biết, cuộc đời là vô thường... Kinh Phật dạy về ý nghĩa cuộc sống: Chỉ trong một khoảnh khắc, ngưng thở là có thể qua đời khác.
Sai quy định, gây hậu quả nghiêm trọng... Đó là lý do nói chung của tòa án khi xử hai cựu quan lớn Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh.
Chúng ta nghe chuyện trèo tường, thường nghĩ tới chuyện hình sự. Vì ông bà mình có nhóm chữ “đào tường, khoét gạch” để chỉ việc đột nhập vào một nơi nào để rinh đồ đạc... Nhưng chuyện này không phải.
Vậy là giảm xuất khẩu điều… Đơn giản vi thiếu nguyên liệu. Đó là hoàn cảnh ngành điều của VN.
Tin lớn nhất trong cuối tuần là một thiếu nữ sắc tộc Ê Đê trở thành Hoa Hậu Hoàn Vũ VN. Đó là lần đầu lịch sử... Nhan sắc tuyệt vời. Tư cách ứng xử tuyệt vời. Chỉ ngạc nhiên là tại sao có một số người kỳ thị.
Trong tuần qua, có một ngày rất đặc biệt đối với người dân Bình Định: sinh nhật Quách Tấn, một nhà thơ lớn của Việt Nam.
Có phải là mua giải, chạy giải? Đó là câu hỏi của nhiều người, được Báo Pháp Luật ghi nhận qua bản tin “Ồn ào giải thưởng Hội Nhà văn: Có mua giải, chạy giải?”
Chuyện kể ra, cả thế giới đều cười: chính phủ Nga mời chính phủ VN cử phái đoàn giám sát bầu cử Nga, vì Nga sắp bầu tân Tổng Thống... Thế là, chính phủ VN hoan nghênh lời mời. Trong khi đó, có một dấu hiệu mới từ anh họ Kim: đông ý hòa dịu nói chuyện Nam-Băc Hàn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.