Hôm nay,  

Đội Quân Xóm Mì Gõ

8/21/199900:00:00(View: 8270)
Bạn,
Do cuộc sống khó khăn, hàng trăm ngàn cư dân vùng quê của một số tỉnh ở Trung nguyên Trung phần đã rời bỏ ruộng vườn vào Nam để tìm kế mưu sinh. Họ kiếm sống bằng các nghề mà ngành quản lý lao động CSVN gọi là lao động phổ thông như: khuân vác ở bến xe, bến tàu; phụ thợ hồ, chạy xe ôm, bán hàng rong... Tại một xã ở tỉnh Quảng Ngãi, gia đình nào cũng đều có người đi bán “mì gõ” tại Sài Gòn, họ tạm cư trong các xóm lao động ở các quận như Tân Bình, quận 6, quận 10 Sài Gòn, và từ đó các xóm mì gõ đã hình thành. Đội quân phụ việc cho các xe mì gõ là các trẻ em cùng quê được chiêu mộ theo hợp đồng miệng hàng năm, con số này lên đến hơn 2 ngàn em. Thân phận của những người tha phương tại các xóm mì gõ được báo Sài Gòn ghi nhận như sau:
Tại xã Phổ Cường, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi có 1,200 hộ dân thì gần như 100% nhà đều có người đi bán mì gõ tại TP.SG. Ruộng vườn đất đai được giao lại cho những người già cai quản. Còn thanh niên trai tráng, kể cả những cặp vợ chồng mới cưới cũng dắt nhau vào thành phố để lập nghiệp. Anh Q, ngụ tại xã Phổ Cường đã có 12 năm bán mì gõ, nay đã giải nghệ về quê cho biết từ những năm 1982, một số người cùng xã vào thành phố bán hủ tiếu cho các quán người Hoa ở quận 5, sau đó học được công nghệ đứng ra bán riêng, nhưng do không có mặt bằng nên áp dụng hình thức bán rong. Bán rong thì phải cần người rao, thế là họ về quê tuyển dụng lao động trẻ em. Lúc đầu chỉ là con em trong nhà, sau mở rộng ra đến bà con lối xóm. Có người làm chủ một lúc 10 xe, thuê 30 trẻ từ 12 đến 14 tuổi hàng đêm rảo bước gõ lốc cốc trên khắp nẻo đường Sài Gòn. Bây giờ ở thành phố đã xuất hiện những xóm mì gõ, thậm chí có nơi còn ghi bảng hướng dẫn “xóm mì gõ Quảng Ngãi” trên các cột điện đầu hẻm. Tập trung thành những tập đoàn mì gõ, họ cũng phân chia địa giới làm ăn hẳn hoi. Ai vi phạm sẽ bị xử theo luật mì gõ, bị cô lập, đánh đuổi, thậm chí còn bị tịch thu xe. Những xóm mì gõ đông đúc có tiếng ở thành phố là khu Tân Phú, phường 17 quận Tân Bình; đường Tân Hóa, quận 6; phường 19 quận Tân Bình; hẻm 16 F đường Ba Tháng Hai, quận 10; phường 12 quận Gò Vấp. Ông Lâm Võ Hùng, chủ một xe mì gõ tại khu Nghĩa Hòa, phường 6, Tân Bình cho biết mỗi đêm ông thu nhập được khoảng 80 ngàn đồng (chưa đến 6 đô), trừ tiền công trả cho 2 đứa trẻ gõ thuê, mỗi tháng thu nhập được hơn 2 triệu đồng. Đây là một thu nhập khổng lồ so với ở quê làm ruộng. Ông Hùng cho biết khi rời quê phải thuê người làm ruộng, vì nếu không làm thì địa phương thu hồi ruộng.

Bạn,
Cũng theo báo Sài Gòn, hàng năm trên đoạn đường đi ngang qua xã Phổ Cường, khách qua đường chứng kiến hàng chục xe ca chở đầy ắp trẻ em từ các miền quê trong tỉnh Quảng Ngãi vào Sài Gòn. Một cư dân địa phương cho phóng viên biết theo hợp đồng của các chủ bán “mì gõ”, mỗi năm các trẻ được trở về nhà một lần vào dịp tết và thường cuối tháng giêng Âm lịch lại quay về Sài Gòn để thực hiện hợp đồng mới, thật sự chỉ là khẩu ước giữa chủ và các em. Hiện nay tại xã Phổ Cường nói trên có ít nhất 1 ngàn người vào Sài Gòn mưu sinh bằng bán mì gõ, mỗi xe cần 2 em, như vậy số lượng trẻ em lên đến 2 ngàn. Vào mỗi dịp đầu năm, các chủ xe bỏ ra vài tuần đi về Quảng Ngãi, lùng sục khắp nơi, từ các huyện miền núi, com em các sắc dân thiểu số, đến tận đảo Lý Sơn. Sau khi tuyển được người, các chủ xe hùn với nhau thuê nguyên một chiếc xe đò chở các em về Sài Gòn, và thế là các xóm mì gõ lại có thêm những cư dân mới, đó là những trẻ em khốn khổ, tha phương cầu thực, chuyện học hành đối với các em đã trở thành chuyện ngày qua dù các em chỉ mới mười hai, mười ba...

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lập hội, lập đảng... là ước mơ, chứ không phải là quyền tự do đâu. Vì từ lâu lắm rồi, nhà nước Cộng sản này có cho ai lập hội đâu. Chỉ vì, cứ sợ Đảng CSVN mất độc quyền cai trị,
Trời ạ, hạt nào hên thì đaì các, hạt nào xui thì ra ruộng cày... tha hồ mà tắt thở, nếu gặp một ông chồng ưa nhậu say đánh vợ...
Ai cũng nói rằng mùi hôi là từ bãi rác Đa Phước. Các bản tin mấy hôm nay đều nói như thế, chính quyền thành phố cũng nói như thế...
Bản tin nói rằng vào khoảng 16h ngày 28/9, cơn mưa lớn thứ 3 kể từ đầu năm tiếp tục trút xuống Sài Gòn. Theo ghi nhận, nhiều cây xanh đã gãy đổ tại quận 1 và quận 3.
Báo Giao Thông ghi lời BS. Trần Quốc Bảo, Cục Y tế dự phòng cho biết, nếu xét về tỷ lệ nam giới sử dụng rượu bia, Việt Nam đang ở mức cao nhất trên thế giới với con số lên tới 77,3%.
Bản tin VTV kể rằng vào ngày 24/9, một giáo viên của trường Tiểu học Bành Văn Trân (quận Tân Bình, TP.SG) bị khiển trách do tổ chức dạy, học thêm.
Trong tuần rồi có một ngày độc đáo: ngày 21 tháng 9 được gọi là Ngày Quốc Tế Hòa Bình -- International Day of Peace. Đó là ngày theo quy định của Liên Hiệp Quốc,
Hình ảnh cắp sách tới trường là đẹp vô ngần, trong trí nhớ chúng ta. Rời tay mẹ, bước tới trường, ngồi nghe cô giáo dạy, từng chữ ghi vào trí nhớ… Hôm nay chữ a, ngày mai chữ b… Nhưng bây giờ đã không còn như xưa.
Thương con cho roi cho vọt, Ghét con cho ngọt cho bùi”, câu ca dao này của người xưa vãn đúng cho đến ngày nay. “Roi vọt” đây không chỉ có nghĩa là đánh đòn con cái,
Tại sao người thân làm quan? Có phải là thời phong kiến, khi tài sản cả nước chỉ nằm trong tay một hoàng gia và vài chục ông quan? Hình như không có gì khác với thời xa xưa cả,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.