Hôm nay,  

Làng Bắt Cọp Rừng

15/09/200400:00:00(Xem: 5195)
Bạn,
Miền Trung có nhiều chuyện lạ, hấp dẫn. Trong đó, nhiều người xếp chuyện làng bắt hổ Thủy Ba của tỉnh Quảng Trị là đặc biệt nhất. Hổ Thủy Ba thường ăn thịt người nên làng Thủy Ba sinh ra cái nghề hiếm thấy trong thiên hạ: nghề bắt hổ. Báo SGGP kể như sau.
Làng Thủy Ba (nay thuộc xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) có địa hình hẻo lánh, lại nối liền với đại ngàn Trường Sơn nên là môi trường lý tưởng của thú rừng, nhất là hổ. Hồi xưa, ngày cũng như đêm, hổ tung hoành khắp làng. Người dân chỉ cần sơ suất là bị hổ vồ ngay. Không chỉ bắt người sống, những xác chết mới chôn cũng bị hổ bới lên, đưa về hang. Trong số những con hổ sinh sống ở Thủy Ba có một con hung hãn nhất, chỉ còn ba chân, chân kia bị bắn gãy. Đêm đến, con hổ này thường đi bằng hai chân lang thang dọc đường. Ranh mãnh hơn, hổ đến từng nhà, dùng đuôi gõ cửa, tưởng có người kêu, chủ nhà lò mò dậy mở cửa, hổ liền vồ ngay. Bị hổ hoành hành, người dân Thủy Ba đã hình thành nghề bắt hổ. Dụng cụ bắt hổ gồm lưới, cây đinh ba, giáo mác... Lưới săn hổ được làm bằng thân cây sót, mỗi cạnh mắt lưới rộng chừng 10 phân. Loại cây sót này có thân leo, mọc giữa rừng, trái nhỏ, hổ rất thích ăn. Thân sót được đưa về nhà, kết lại từng sợi to và đan thành lưới. Lưới dài đến 15m, cao trên 3m. Người điều hành công việc bắt hổ thường là già làng, có nhiều kinh nghiệm.Khi tiếng thanh la của già làng rung lên, tất cả già, trẻ, gái trai trong làng phải tập trung ở đầu rừng để làm lễ Thượng vong (cúng ông tổ nghề bắt hổ). Sau đó, mọi người bắt đầu bủa lưới xung quanh khu rừng có hổ trú ẩn. Lưới được bố trí theo hai phần, phần cố định và phần di động.

Khu rừng có hổ được phát quang thành ba vòng tròn nhỏ dần, có người canh để phát hiện khi hổ chạy vào vòng trung tâm. Khi chuẩn bị xong xuôi, chiêng, trống bắt đầu trỗi lên, già làng hô lớn: "Thủy Ba đứng dậy cho đều. Nghe tiếng ta reo hùm đứng dậy!". Tiếng của già làng vừa dứt, mọi người đồng thanh hô theo: "Reo! Reo! Reo! Reo! Reo! Reo!".Thấy động, hổ bỏ chạy vào sâu trong vòng trung tâm. Lúc này người canh gác trên trục đường được phát quang hô to: "Bớ dân làng Thủy Ba. Hổ đã rúc sang lùm rú thứ hai". Tức tốc, lưới cố định được nhổ lên, áp sát dần. Cứ thế, hổ bị dồn vào tận trung tâm. Phút quyết liệt giữa người và hổ bắt đầu. Lúc hổ nhảy đến đụng lưới săn, người cầm mác đâm ngay khiến hổ nhào về phía này, lộn sang phía khác vô cùng hung dữ. Cứ thế, hổ ngày càng bị thêm nhiều vết đâm, đến kiệt sức. Các tráng đinh lao vào đè cổ, đè bụng, trói mồm hổ rồi khiêng về làng. Mỗi lần bắt được hổ dữ, dân làng Thủy Ba được chính quyền tỉnh lúc đó tặng một con trâu to, khỏe.
Bạn,
Đó là chuyện ngày xưa, bây giờ hổ không còn gây tai họa cho dân nhưng giữa đại ngàn Trường Sơn vẫn còn không ít hổ sinh sống. SGGP cho biết: ngành kiểm lâm cấm dân săn hổ, thế mà, vẫn có không ít người từ nơi khác đến khu vực Trung Trường Sơn săn bắn để bán cho khách mua nấu cao hổ cốt. Mỗi lạng cao hổ thứ thiệt giá đến 10 triệu đồng và khi nào cũng có khách đặt mua. Dọc dãy Trường Sơn có không ít người sống bằng nghề săn hổ . Ở đâu có hổ là ở đó có dấu chân của thợ săn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.