Hôm nay,  

Ma Lực Từ Tờ Vé Số

11/6/199900:00:00(View: 6705)
Bạn,
Nhân vật được nhắc đến trong lá thư này là một người làm nghề thợ tiện đã từng trúng giải độc đắc 5 tờ vé số. Từ vườn không nhà trống, chỉ trong một thoáng giây, người thợ này trở thành người giàu có. Từ biệt xóm nhà lá, anh mua ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi mà ngôn ngữ trong nước gọi là cực kỳ hiện đại, ngôi nhà mà trước giờ xổ số, anh nằm mơ cũng không thấy được. Phú quý sinh lễ nghĩa, anh chí thú làm ăn một thời gian, nhưng rồi anh vẫn chưa bằng lòng với hiện tại, vẫn mong có nhiều cơ hội giàu hơn nữa, và thế là những con số của tờ vé số mời gọi anh trở về cuộc chơi. Thoạt đầu anh chơi ở mức độ nhẹ, số tiền bỏ ra cho trò chơi chỉ vài chục ngàn đồng, nhưng rồi may mắn chỉ mĩm cười với anh một lần duy nhất vì phước bất trùng lai. Mua vé hoài không thấy trúng, anh bèn đổi lối chơi, thay vì mua vé số, anh đánh số đề, từ hai con của lô nhỏ nhất, đến các con số cuối của lô độc đắc. Mới đầu cũng chỉ là chơi thử nhưng cuối cùng là chơi thiệt. Họa vô đơn chí, ma lực từ tờ vé số đã biến anh thành con người đứng ngồi không yên và bi kịch của trò chơi đã đốt sạch cả gia sản mà anh có được từ những tờ vé số. Sự khốn cùng của anh đã được một phóng viên Sài Gòn ghi nhận qua đoạn ký sự sau đây:
Số lần trúng chẳng bù được cho lần thua khiến T chẳng còn tâm trí để ý đến công việc, điều quan tâm nhất của T lúc đó là chiều nay ra con số nào. Nhiều lúc T như người mất hồn, ban ngày ra đường lúc nào cũng ghi ghi chép chép đủ loại sự kiện, đêm về thì chập chờn với những giấc mơ vàng. Chỉ trong một thời gian ngắn, thân hình T trở nên tiều tụy, số tiền dành dụm cho vợ sinh cũng không có cánh mà bay. Mọi người góp ý khuyên giải mãi, T mới “xuống đời” những tiện nghi trong nhà để dành ra một số tiền cho vợ nuôi con nhỏ, phần còn lại hùn vốn với một người bạn để buôn bán. Những tưởng T đã sẵn sàng dứt bỏ quá khứ, làm lại cuộc đời, nhưng rồi T lại ngấm ngầm rút dần phần vốn hùn hạp để tiếp tục chơi đề, cho đến khi mọi thứ tài sản có giá trị ra đi thì mọi người mới té ngửa ra.

Bạn,
Trong thời gian qua, tại Sài Gòn, đã có nhiều bi kịch gia đình xảy ra từ việc đánh số đề. Điều đáng nói là nạn số đề ngày càng lan rộng và nạn nhân đại đa số là những người dân nghèo, trò đánh bạc gián tiếp này đã khiến nhiều người trắng tay. Không chỉ có con đề gặp nạn mà các huyện đề, trùm đề cũng bị phá sản vì ma lực của những con số trúng giải. Báo Sài Gòn ghi lại chuyện trùm đề N.V. B ở huyện Bình Chánh mới hơn 30 tuổi đã phá tan cái cơ nghiệp mà người cha đã gầy dựng trong vài chục năm bằng mồ hôi, nước mắt. Từ khi còn nhỏ, B đã làm quen với trò chơi tai kiếp này khi phụ giúp người dì ruột-một trùm đề nổi tiếng ở quận 8, trong công việc liên lạc với tổng trùm đề. Bước vào tuổi 20, B đã biết rành các ngón nghề trong làng đề. Làm ăn được vài năm dành dụm được một số tiền, B rủ thêm người bạn đứng ra thầu lại một vài chi nhánh trùm đề. Tiền vào như nước, thời gian đó, mỗi ngày lời vài chục triệu đối với B là chuyện bình thường. Thừa thắng xông lên, B và người bạn lập luôn một đường dây đề với tham vọng làm nguyên soái trong làng số đề. Trong một lần dốc toàn bộ vốn vào cuộc chơi để mua lại các chi nhánh đề “ngon ăn”, B và người bạn đã bị thua hơn 500 triệu đồng, kết quả là cha người bạn của B chết ngay trên giường bệnh sau khi hay tin. Cay cú vì bị thua, B bán tiếp hai căn nhà, còn người bạn thì cầm cố tài sản, vay mượn tiền tiếp tục đứng ra thầu để nhằm gỡ lại những gì đã mất...Gỡ đâu chẳng thấy, chỉ thấy trong hơn một năm làm thầu đề, bốn căn nhà của B đã “đội nón” ra đi!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải ngoại ngữ là khó nhất trong các môn học? Có lẽ như thế. Nhưng đối với nhiều người, Toán hay Lý Hóa mới khó nhất, hay Sử hay Địa mới khó nhất… Vấn đề là cần môi trường thuận tiện. Thí dụ, nếu truyền hình CNN kênh tiếng Anh hằng ngày phát hình tại Việt Nam, có lẽ nhiều học sinh sẽ giỏi tiếng Anh hơn từ ngày thơ ấu. Không có môi trường thuận lợi để học ngoại ngữ, sẽ học gian nan hơn.
Môi trường là chuyện nhức nhối tại Việt Nam.
Vậy là kiều hối chảy vào nước ào ạt… bất kể qua kênh chính thức hay bán chính thức, hay không chính thức. Kiểm toán cho đúng cũng khó, chỉ có cách suy đoán rằng phước đức của chế độ vẫn còn vững vàng, ít nhất là về mặt thu hút kiều hối. Chỉ có cách suy nghĩ kiểu tâm linh mới giải thích được, có lẽ.
Vậy là trật đường rầy, câu chuyện tưởng như chỉ có trong truyện thần thoại của thế kỷ 19 hay thế kỷ 20. Đúng là trật đường rầy xe lửa.
Có phải đào tạo 9.000 Tiến Sĩ sắp tới chỉ là một cách để các quan chức củng cố cho chế độ vững vàng thêm vài thập niên? Có phải tất cả con cháu của mấy trăm ủy viên Bộ Chính Trị sẽ được cầm tiền chính phủ để đi học Tiến sĩ, Thạc sĩ theo đề án mới, và rồi một số sẽ kết hôn với Việt kiều để ở lại nằm vùng, phần còn lại sẽ về VN thay ba mẹ để cai trị VN thêm vài thập niên nữa?
Đàn ông có giá bao nhiêu? Bạn thử suy đoán xem? Một ngàn đô la hay một triệu đôla? Tất nhiên là tùy… vì không phải ai cũng có giá như ai. Vì như cuộc đời của Albert Einstein vĩ đại hơn biết bao nhiêu người đời thương như mình.
Sinh viên là người đi học bậc cao đẳng hay bậc đại học… Trong lịch sử nhân loại, sinh viên thường là thế hệ đi đầu của những cuộc cách mạng. Gần như bất cứ biến động nào trong lịch sử cũng nhìn thấy bóng dáng của sinh viên.
Vậy là lại ngộ độc. Cũng ở trường mầm non. Có vẻ như các trường mầm non không bận tâm về chuyện nhà bếp? Hay phải chăng, có gì mờ ám trong việc đi chợ cho trường mầm non?
Nhạc bolero có phải là bước thụt lùi? Hỏi như thế, có công bằng không, trong khi các loại nhạc thường gọi là “nhạc sang” chủ yếu là nhạc cũ từ hơn nửa thế kỷ qua? Tính vê thời gian, nhạc nào thụt lùi hơn? Nhưng dân Miền Nam ưa nhạc bolero chủ yếu là cảm xúc hoài niệm vê cái gì rất mực VNCH... Và chẳng nguy hiểm gì cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.