Hôm nay,  

Gia Trưởng Trong Nhà

12/09/200000:00:00(Xem: 5052)
Bạn,
Những chuyện dưới đây đang xảy ra tại một số gia đình Việt Nam năm 2000, thế nhưng những tình tiết lại giống như “chuyện trong nhà” của làng quê Việt Nam vào những thập niên đầu thế kỷ 20, đó là tình trạng gia trưởng trong nhà đóng vai trò quyết định mọi thứ, quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại. Báo Thanh Niên kể lại ba câu chuyện với nội dung như sau.

Anh B.H là kỹ sư cơ khí ở quận Tân Bình, Sài Gòn có ông bố mà cả nhà đều khiếp hãi vì tính gia trưởng, độc đoán của ông. Khi H chọn người yêu là một cô gái Nam Bộ để xin cưới làm vợ, bố anh không bằng lòng. Do chỉ muốn anh cưới con gái một người bạn đồng hương mà ông chấm từ lâu, ông bố nhất không chịu đi coi mắt nàng dâu do con trai chọn. Ông khăng khăng Con gái Nam bộ không khéo bằng con gái Huế. H cãi lại, ngay tức thì nổ ra một trận kịch chiến giữa hai cha con khiến cả nhà sợ xanh mặt. H không chịu thua, anh lẳng lặng bỏ nhà đi biệt tích, gần một tháng trời. Ông bố chẳng nhúc nhích, chỉ tội cho bà mẹ cứ lau mắt khóc thầm, lén đi tìm con chứ chẳng dám mở miệng trách chồng một câu. Sau một tháng, H trở về nhưng chỉ để thu dọn quần áo sách vở ra đi. Lần này anh đi thật. Anh đã làm thủ tục kết hôn mà không cần đến bố mẹ nữa.

Còn gia đình chị T, một giáo viên cấp 2 ở phường 14 quận 3, Sài Gòn thì quá trọng nam khinh nữ. Từ bé chị đã quen với việc đàn ông cái nhà, đàn bà cái bếp nên không thắc mắc gì chuyện mẹ và chị ngoài giờ làm việc về là phải hầu bố và bảy ông quý tử vừa anh vừa em. Không những thế bố chị là con trưởng trong một gia đình, suốt năm phải gồng gánh ít nhất gần chục cái đám giỗ. Tất cả công việc trong ngoài chỉ do mẹ và chị lo toan. Tám người đàn ông trong nhà chị hầu như chỉ biết mỗi việc đi làm, đi học về là ăn no rồi nằm khểnh đọc báo, chơi đàn, đi đánh bi da hoặc ra quán cà phê tán dóc. Thậm chí đến ngay những việc được xem là của đàn ông như đóng lại cái bàn, cái ghế, sửa lại cầu dao, dây điện hoặc việc giặt giũ cho bản thân từng người cũng đến hai mẹ con chúi mũi mà làm. Mãi đến khi chị T có người yêu đến chơi, dần dần biết được tình trạng ấy, mới khuyên chị nên điều chỉnh lại cách sống của mọi người kẻo họ trở nên quá ích kỷ và bất công mà không hay. Không ngờ ông bố và anh em trong nhà hay được. Thế là cả nhà ra áp lực buộc chị T phải xa lánh chàng trai ấy. Lần đầu được yêu, cũng là lần đầu có người hỗ trợ tinh thần để có thể làm một cuộc cách mạng ngay trong chính gia đình mình, chị T mới đủ can đảm nói lên ý kiến của mình về vấn đề bình đẳng nam nữ. Cũng may, cuối cùng những người đàn ông trong gia đình chị T kịp nhận ra được giá trị của người phụ nữ khi chị T phải vào bệnh viện vì buồn và suy nhược trầm trọng. Vắng chị, lại thêm bà mẹ phải ra vào bệnh viện nuôi con cái, những người đàn ông lúc ấy mới hiểu hết mọi nỗi nhọc nhằn và bất công trước giờ mà bà mẹ với chị T phải gánh chịu từ trước.

Bạn,
Và câu chuyện cuối là bi kịch chồng chúa vợ tôi: Vợ chồng anh Q và chị P cùng làm ở một khách sạn ở quận 1 thì lại là kiểu chồng chúa vợ tôi. Anh là con trai trong một gia đình gốc gác không sang trọng gì, nhưng ông bố lại rất gia trưởng. Anh ít nhiều nhiễm thói độc đoán, hay đe nẹt vợ con của ông bố nên thường đối xử với vợ rất nghiệt. Lúc nào anh A cũng nhấn mạnh: Chồng là cái đầu, vợ chỉ là tay chân. Vợ phải phục tòng kính trọng chồng. Ban đầu vì yêu chồng, chị P cũng cố chịu đựng. Nhưng càng về sau, việc nhà, việc ở cơ quan chồng chất lên vai, chị P quá mệt mỏi lại bị chồng áp chế nên không chịu được, đã ôm cả hai đứa con bỏ về nhà cha mẹ ruột. Cuối cùng là một cuộc ly hôn ngoài ý muốn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.