Hôm nay,  

Gia Trưởng Trong Nhà

12/09/200000:00:00(Xem: 5045)
Bạn,
Những chuyện dưới đây đang xảy ra tại một số gia đình Việt Nam năm 2000, thế nhưng những tình tiết lại giống như “chuyện trong nhà” của làng quê Việt Nam vào những thập niên đầu thế kỷ 20, đó là tình trạng gia trưởng trong nhà đóng vai trò quyết định mọi thứ, quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại. Báo Thanh Niên kể lại ba câu chuyện với nội dung như sau.

Anh B.H là kỹ sư cơ khí ở quận Tân Bình, Sài Gòn có ông bố mà cả nhà đều khiếp hãi vì tính gia trưởng, độc đoán của ông. Khi H chọn người yêu là một cô gái Nam Bộ để xin cưới làm vợ, bố anh không bằng lòng. Do chỉ muốn anh cưới con gái một người bạn đồng hương mà ông chấm từ lâu, ông bố nhất không chịu đi coi mắt nàng dâu do con trai chọn. Ông khăng khăng Con gái Nam bộ không khéo bằng con gái Huế. H cãi lại, ngay tức thì nổ ra một trận kịch chiến giữa hai cha con khiến cả nhà sợ xanh mặt. H không chịu thua, anh lẳng lặng bỏ nhà đi biệt tích, gần một tháng trời. Ông bố chẳng nhúc nhích, chỉ tội cho bà mẹ cứ lau mắt khóc thầm, lén đi tìm con chứ chẳng dám mở miệng trách chồng một câu. Sau một tháng, H trở về nhưng chỉ để thu dọn quần áo sách vở ra đi. Lần này anh đi thật. Anh đã làm thủ tục kết hôn mà không cần đến bố mẹ nữa.

Còn gia đình chị T, một giáo viên cấp 2 ở phường 14 quận 3, Sài Gòn thì quá trọng nam khinh nữ. Từ bé chị đã quen với việc đàn ông cái nhà, đàn bà cái bếp nên không thắc mắc gì chuyện mẹ và chị ngoài giờ làm việc về là phải hầu bố và bảy ông quý tử vừa anh vừa em. Không những thế bố chị là con trưởng trong một gia đình, suốt năm phải gồng gánh ít nhất gần chục cái đám giỗ. Tất cả công việc trong ngoài chỉ do mẹ và chị lo toan. Tám người đàn ông trong nhà chị hầu như chỉ biết mỗi việc đi làm, đi học về là ăn no rồi nằm khểnh đọc báo, chơi đàn, đi đánh bi da hoặc ra quán cà phê tán dóc. Thậm chí đến ngay những việc được xem là của đàn ông như đóng lại cái bàn, cái ghế, sửa lại cầu dao, dây điện hoặc việc giặt giũ cho bản thân từng người cũng đến hai mẹ con chúi mũi mà làm. Mãi đến khi chị T có người yêu đến chơi, dần dần biết được tình trạng ấy, mới khuyên chị nên điều chỉnh lại cách sống của mọi người kẻo họ trở nên quá ích kỷ và bất công mà không hay. Không ngờ ông bố và anh em trong nhà hay được. Thế là cả nhà ra áp lực buộc chị T phải xa lánh chàng trai ấy. Lần đầu được yêu, cũng là lần đầu có người hỗ trợ tinh thần để có thể làm một cuộc cách mạng ngay trong chính gia đình mình, chị T mới đủ can đảm nói lên ý kiến của mình về vấn đề bình đẳng nam nữ. Cũng may, cuối cùng những người đàn ông trong gia đình chị T kịp nhận ra được giá trị của người phụ nữ khi chị T phải vào bệnh viện vì buồn và suy nhược trầm trọng. Vắng chị, lại thêm bà mẹ phải ra vào bệnh viện nuôi con cái, những người đàn ông lúc ấy mới hiểu hết mọi nỗi nhọc nhằn và bất công trước giờ mà bà mẹ với chị T phải gánh chịu từ trước.

Bạn,
Và câu chuyện cuối là bi kịch chồng chúa vợ tôi: Vợ chồng anh Q và chị P cùng làm ở một khách sạn ở quận 1 thì lại là kiểu chồng chúa vợ tôi. Anh là con trai trong một gia đình gốc gác không sang trọng gì, nhưng ông bố lại rất gia trưởng. Anh ít nhiều nhiễm thói độc đoán, hay đe nẹt vợ con của ông bố nên thường đối xử với vợ rất nghiệt. Lúc nào anh A cũng nhấn mạnh: Chồng là cái đầu, vợ chỉ là tay chân. Vợ phải phục tòng kính trọng chồng. Ban đầu vì yêu chồng, chị P cũng cố chịu đựng. Nhưng càng về sau, việc nhà, việc ở cơ quan chồng chất lên vai, chị P quá mệt mỏi lại bị chồng áp chế nên không chịu được, đã ôm cả hai đứa con bỏ về nhà cha mẹ ruột. Cuối cùng là một cuộc ly hôn ngoài ý muốn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.