Hôm nay,  

Tây Hội Thảo Về Phở

05/12/200200:00:00(Xem: 4818)
Bạn,
Tháng 12 vừa qua, đã diễn ra cuộc Hội thảo "Patrimoine du VN: Le Phở" (tạm dịch: Phở, di sản của Việt Nam) do Văn phòng Phái đoàn Ủy ban châu Âu tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự của nhiều nhà văn hóa, nhà thơ, nhà nghiên cứu ẩm thực Việt Nam và cả những người nước ngoài yêu phở Việt Nam. Báo Tuổi Trẻ đã ghi nhận một số chi tiết về nguồn gốc của phở được trình bày tại cuộc hội thảo này như sau.
Món ăn truyền thống, quen thuộc hàng ngày của người Việt Nam có mặt ở khắp các đường phố, ngõ ngách bỗng một ngày bước chân vào khách sạn Sofitel Metropole trong niềm tôn vinh của những người nước ngoài. Đại sứ Liên Âu Frederic Baron tâm sự: "Ý tưởng một cuộc hội thảo về phở đã có từ năm ngoái. Chúng tôi đã chuẩn bị hơn một năm để gánh phở và cuộc hội thảo này ra đời." Bởi cuộc hội thảo ấy không chỉ nói về phở mà còn tưởng tượng lại món ngon mà người Việt Nam vẫn dùng hàng ngày.
Một gánh phở được phục chế lại theo hình dáng gánh phở đầu thế kỷ 20 được bếp trưởng khách sạn Sofitel Metropole là ông Didier Corlou dựng lại và họ nấu hai gánh phở theo đúng những tiêu chuẩn về nước dùng trong, thịt bò chín, bánh thái tay, không mì chính...mà Nguyễn Tuân, Thạch Lam xưa thường nhắc đến, rồi bê tận tay mới thực khách tham dự. "Ăn phở là cả một nghệ thuật...Ta ăn hết bát phở ngon lành, trả tiền và lấy một chiếc tăm rồi sang ngồi ở quán bên cạnh để uống một chén trà xanh hoặc cà-phê. Và như thế một ngày mới được bắt đầu". Thôi! Chuyện phở không còn là chuyện ăn uống nữa rồi. Ông sành ăn và nấu ăn ngon như Corlou cho chuyện ăn phở là "bắt đầu một ngày mới".

Tại hội thảo, nhà báo Frank Renaud, giảng viên, đại diện Trường đại học báo chí Lille tại châu Á cho hay: "Tôi tìm khắp tài liệu ở Viện Viễn đông Bác cổ mà không tìm ra nguồn gốc của phở". Nhà văn Alain Guillemin thì viết hẳn một truyện ngắn "Sự tích phở Việt Nam" được nhà văn Ngô Tự Lập dịch. Câu chuyện phở hấp dẫn và ngon lành như chuyện tình của ông ngoại Guillemin, một hạ sĩ quan người Pháp sống ở Sài Gòn những năm 1910 với nàng Thi Ba xinh đẹp, hai nhân vật trong sự tích về phở. Guillemin sau khi lấy được một số nước mắt của người đọc về sự tích, chuyện tình phở, lại cho rằng: "Chẳng biết đó là chuyện thật hay chuyện bịa"... Cùng với trống đồng, đàn bầu và Truyện Kiều, không nghi ngờ gì nữa, đó là một trong nhưng đóng góp chủ yếu của Việt Nam vào văn minh nhân loại. Đến mức việc bàn luận về giá trị của những loại phở khác nhau trở nên một lối thử bút mà những nhà văn lớn của Việt Nam thể hiện với sự khoái trá chẳng kém gì khi bình câu thơ hay". Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Rao, Chủ tịch Câu lạc bộ ẩm thực UNESCO Việt Nam, người đã bỏ nhiều công đi tìm nguồn gốc những gánh phở cổ cho rằng: "Phở xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, ra đời cùng với sự xuất hiện Nhà máy Dệt Nam Định, lớn nhất Đông Dương hồi đó. Các thị dân trẻ thành phố dệt sáng tạo ra phở để thay thế các loại cháo, bún dân dã. Nó thêm thịt bò để phục vụ một số thực khách người Pháp ở nhà máy dệt cho hợp khẩu vị hơn. Chưa có bằng chứng nào về lai lịch thứ phở mà ông Rao kể, ông chỉ dám nhận rằng đó là "sưu tầm điền dã".
Bạn,
Báo TT cho biết thêm: vào đầu năm 2003, cuốn sách song ngữ Pháp - Việt về phở sẽ được Liên minh châu Âu phát hành. Tại hội thảo, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam đề nghị UNESCO công nhận phở là "văn hoá phi vật thể Việt Nam".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thuốc giả bán cho bệnh nhân ung thư đã vào Việt Nam bằng cách nào? Cán bộ nào mở cửa cho thuốc giả vào?
Tuần lễ này có một ngày để tưởng nhớ tới nhà văn Nhất Linh, cũng là một người hoạt động nhiều lĩnh vực: ngày 7 tháng 7 năm 1963 là ngày nhà văn tự sát.
Thứ Ba tuần này là ngày 9 tháng 7 năm 2019. Như thế là tròn 66 năm, ngày cụ bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) bị xử tử. Làm cách nào một người yêu nước như cụ bà lại có thể bị xử tử? Đó là những câu chuyện rất lạ của một thời lịch sử. Khi một người như cụ bà bị oan như thế, nghĩa là sẽ có cả triệu người bị oan khuất...
Chờ sập… chung cư cũ chờ sập… Hiện nay tại TP.SG đang có hàng trăm chung cư cũ chờ... sập.
Bệnh là nỗi lo triền miên của dân mình… Nhiều khi chỉ vì tự mình gây ra bệnh, như hút thuốc lá, uống rượu, phê ma túy, hoan lạc luông tuồng… Trong khi đó, y phí lúc nào cũng là gánh nặng, bệnh viện lúc nào cũng hết giường…
Có vẻ như bóng đá Việt Nam có uy tín hơn bao giờ hết? VTC News ghi rằng, theo tờ Fox Sports Asia nhận định, ĐT Việt Nam xứng đáng đại diện cho Đông Nam Á nếu đăng cai World Cup 2034.
Kinh tế Việt Nam tăng chậm lại, vì bi tác động nhiều yếu tố. Trong khi đó, sốt xuất huyết gây kinh hoàng, tăng vọt…
Công ty nấu bia… bỗng nhiên nô. Hãng bia Bình Dương thê thảm, một người chết. Báo Người Lao Động kể: Nổ lớn ở công ty bia tại Bình Dương, 1 người tử vong… Sau tiếng nổ lớn, hàng trăm mét vuông mái tôn công ty bị tốc bay, một số bồn chứa bia bị văng mất nắp, một người tử vong.
Chúng ta đang nhìn thấy rất nhiều người cộng sản tỉnh ngộ. Trong đó có những người đã trọn một đời hy sinh, đấu tranh cho Đảng Cộng sản Việt Nam, và rồi đã chết đi trong khi nhìn thấy quê nhà không hề có gì là tự do, dân chủ.
Là nho sĩ, là nhà giáo, là nhà thơ, và là nhà ái quốc… Cụ Nguyễn Đình Chiểu bị thảm là sinh vào thời mất nước. Trong tuần lễ này là những ngày đặc biệt của cụ: sinh ngày 1 tháng 7/1822 ở làng Tân Thới, Gia Định Thành
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.