Hôm nay,  

Những Bà Vợ Dữ Dằn

29/07/199900:00:00(Xem: 6704)
Bạn,
Ba câu chuyện sau được một nữ phóng viên của báo Phụ Nữ xuất bản tại Sài Gòn ghi lại: nhân vật chính là ba bà vợ mà theo ghi nhận của nữ phóng viên này đó là những người vợ có ngôn ngữ dữ dằn, khẩu xà. Câu chuyện thứ nhất xảy ra tại quán phở, hai chuyện cuối xảy ra tại Côn Đảo. Tất cả ba ông chồng trong ba câu chuyện đều có chung một tình cảnh là có bà nội trợ thuộc hàng “cọp rừng già châu Phi” như ghi nhận sau đây của nữ phóng viên nói trên:
Biết nghe lóm chuyện người khác là xấu, nhưng tôi không thể không nghe chuyện của đôi vợ chồng cạnh bàn trong một tiệm phở hôm kia. Vì bà vợ nói quá lớn, giọng the thé: Nó là em dâu của anh chứ có phải má anh đâu... Hay là anh lấy nó" Người đàn ông cúi gầm mặt ăn, đến lúc chịu không nổi buột miệng càu nhàu: Ăn nói tầm bậy tầm bạ không... Câu nói ấy càng khiến cho người đàn bà hung hăng hơn, bà ta xỉ ngón tay trỏ vào mặt chồng: Tui báo trước, đừng để tui thấy được, tui xé xác hai người ra hàng trăm mảnh. Lúc này, hầu như tất cả những người đang ngồi ăn trong quán đều quay đầu nhìn về cặp vợ chồng kia. Ánh mắt họ vừa ngán ngẩm cho bà vợ dữ dằn, vừa thương hại cho người chồng đang cúi gầm mặt.

Chứng kiến sự chịu đựng của người chồng trên, tôi lại nhớ đến anh P mà tôi quen biết trong dịp ra Côn Đảo. Nghe nói, P mới cưới vợ hơn 1 năm đã làm đơn tình nguyện ra đảo công tác. Lại càng bất ngờ hơn khi P cho xem ảnh một thằng cu kháu khỉnh, giống cha như đúc. Thấy tôi có vẻ không tin vào sự tình nguyện ra phục vụ đảo của anh. P cười úp úp mở mở: Ừ thì cũng có lý do. Buổi chiều trước ngày tôi rời Côn Đảo, P đến nhà khách rủ tôi ra ngồi cầu tàu hóng gió biển. Nửa đùa nửa thật, P hỏi tôi: Chị là bạn của chị Hạnh Dung, vậy chị trả lời tôi xem vợ dữ thì chồng nên bỏ hay nên để. Tôi cười: Vấn đề là bản chất hay hiện tượng. P kể: Thiệt ra bản chất bà xã tôi tốt thôi. Ngày chí tối bà chỉ biết đi làm rồi về săn sóc chồng con, nhà cửa. Nhưng tôi thì ngược lại, khoái bù khú với bạn bè sau giờ làm việc. Mỗi lần tôi đi về khuya là bả đập đồ đạc, tru tréo ầm ĩ. Một buổi chiều tình hình đang còn căng thẳng vì tôi đi uống cà phê suốt buổi sáng thì bỗng đâu một ông bạn của tôi lò dò tới rủ đi nhậu. Gặp bả đang tưới hoa trước sân, anh này nói vui: Chị cột chân nó thì cột, chớ tới hồi mất cũng mất bà chị ơi. Sẵn thau nước dưới chân, bả nộ khí xung thiên bưng hất ráo vô người tôi. Sau bữa đó, tôi làm đơn ra đây để mong vợ tôi nghĩ lại mà tự sửa đổi. Nhưng tôi có cảm giác cô ấy ngày càng ghê gớm hơn. Cứ mỗi lần tôi về phép, bên cạnh mâm cơm ê hề thịt cá, bao giờ cũng là khuôn mặt hình sự dữ dằn. Tôi biết cô ấy chỉ vì sợ mất tôi thôi. Nhưng tôi ngán quá. Có lúc tôi trốn luôn hai, ba tháng không về, thì cô ấy gửi con cho ngoại để ra đảo. Lần nào cũng vậy tay xách nách mang đủ thứ món, nhưng vừa đặt giỏ xuống là lập tức tra hỏi tôi, rồi làm mình làm mẩy la hét, khóc lóc.
Bạn,
Câu chuyện thứ ba đầy tính bi hài được nữ phóng viên ghi lại như sau: Sáng hôm sau tôi chứng kiến một bi hài kịch khác. Đấy là lúc hay tin biển động, tàu không nhổ neo về đất liền được, ông K công tác ở trạm thu mua nông sản huyện L.Đ bỗng dưng lính quýnh, hốt hoảng. Nhìn ông chạy đôn đáo để tìm cách báo tin về nhà cho vợ, ai cũng mắc tức cười: Ông làm như về trễ một ngày, bà lấy dao bằm ông ra vậy... Ai dè ông K gật đầu: Ờ dám có đó nghen. Trước đây, tui bị bà hăm he hoài, lần này chắc chết thiệt, nghĩ tới mà ớn lạnh. Tưởng ông nói chơi, nào ngờ tối đó ngồi nói chuyện với anh H.G, bạn ông K, tôi nghe anh kể: Bà xã của ông thuộc hàng cọp rừng già châu Phi... Tôi chợt nhớ lại hồi sáng, ông K đứng ngắm sóng biển đánh ầm ầm vào kè đá, bỗng trỗi giọng hát: Chỉ có thuyền mới hiểu, biển hung hăng dường nào!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.