Hôm nay,  

Nỗi Buồn Cơm Áo

02/03/200600:00:00(Xem: 6082)
Bạn,

Theo báo Lao Động, tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc địa bàn thành phố Sài Gòn, các nữ công nhân không chỉ đối mặt với cảnh nghèo ngay trong môi trường sống, họ đã phải chống chọi với nhiều nỗi lo: lo trộm cắp như rươi trong khu công nhân, lo kiếm người yêu nhưng khổ thay thường bị lừa, lo thân gái đi làm về khuya, lo giải quyết hậu quả từ những cuộc tình vội vã. Nói đến khu nhà trọ công nhân, người ngoài thường nhắc đến những tệ nạn, như bài bạc, bán dâm... Nhưng bỏ qua những điều đó, họ hiện lên qua những khung cửa hẹp với tất cả nỗi buồn cơm áo.Báo Lao Động ghi nhận tình cảnh của nữ công nhân tại các khu nhà trọ trên địa bàn TPSG qua đoạn ký sự như sau.

Rẽ vào khu nhà trọ của công nhân ở khu chế xuất Linh Trung, TP.SG, con đường rải sỏi bụi bặm và ngoằn ngoèo dẫn phóng viên đến với những dãy nhà san sát, lụp xụp dưới ánh điện lờ mờ. Dường như đây là một thế giới khác, cách biệt với bên ngoài, biểu hiện sự tạm bợ, lỏng lẻo của người ngụ ở đó. Vẻ mặt tiều tụy, H - cô gái mang bầu - gần như không đứng dậy nổi. H đang phải nghỉ làm một tháng nay. Khó có thể hình dung ra cô bé mắt to, da trắng, xinh xắn quê Quảng Bình này mấy năm về trước. Không dành dụm được đồng nào suốt thời con gái, nhan sắc tiều tụy nhưng đổi lại, H may mắn kiếm được tấm chồng cũng là CN. Hai người quen nhau từ hồi ở quê, rồi vào đây nương tựa nhau, chứ nếu phận gái như H vào làm ở công ty toàn nữ này thì rất khó kiếm chồng.

H làm nghề trang trí giày ở Cty Freetrend, Đài Loan. Lương tháng được 800 ngàn đồng, mới tăng được 1.2 triệu. Hai người sống tằn tiện, dành dụm chút ít để chờ ngày sinh con. Một căn phòng hẹp mấy mét vuông có ngăn gác lửng (không giường ghế, bàn tủ), nhưng có 4 người ở: Cặp vợ chồng H và hai chị em của H. (trước đây có 6 người). H nói, cô sẽ gửi con về nhà bà để tiếp tục làm công nhân. Nhưng nhìn sắc mặt của cô, phóng viên hiểu ngay có thể cô còn nằm nhà một thời gian dài nữa, vì quá yếu. Sáng nhịn ăn, trưa ăn suất 5 ngàn đồng, tối lại tăng ca thì sau thời gian dài, một cô gái thanh mảnh như H làm sao còn sức"

Bạn,

Báo LĐ dẫn lời ông Nguyễn Tùng, phó chủ tịch Công đoàn các khu chế xuất-công nghiệp thành phố SG, cho biết: Ở đây có hơn 170 ngàn công nhân làm việc, trong đó hơn 70% là nữ. Ông Tùng cho biết thêm, tình trạng nạo phá thai ở nữ công nhân vẫn tăng, công đoàn chỉ có biện pháp phát bao caosu ở khắp các nhà tắm, nhà vệ sinh công cộng. Đưa ra bao nhiêu đều xài hết, có lẽ hạn chế phần nào tình trạng "vỡ kế hoạch". Ông Tùng than: "Song nhìn chung, chúng tôi còn rất bí. Một khi đời sống vật chất chưa khá được, tivi chưa có xem, báo chưa có đọc, 6-7 người ở trọ phòng 5m2 thì không thể nghĩ xa hơn ngoài miếng cơm hàng ngày."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Robot dò mìn… Tuyệt vời là học sinh Việt Nam với những sáng chế hữu dụng. Báo Pháp Luật & Xã Hội kể chuyện: Hai học sinh Quảng Ninh chế tạo thành công robot dò mìn…
Tát học sinh tới nhập viện... Lại xảy ra trong ngành giáo dục: cô giáo tát học sinh tới nhập viện. Chuyện xảy ra tại Quảng Bình...
Vậy là chuẩn bị đón Tết Ta... Báo Sức Khỏe Cộng Đồng nêu câu hỏi: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2019: 9 ngày nghỉ nhiều hay ít?
Vẫn phải nhờ nông nghiệp mới có vốn thúc đẩy kinh tế... Đó là trường hợp Việt Nam. Báo Đầu Tư Tài Chánh kể rằng tính đến tháng 11-2018, cả nước đã chi 1,6 tỷ USD để nhập khẩu trái cây, vượt cả năm 2017 (1,5 tỷ USD). Trong đó, nhiều nhất vẫn là trái cây nhập từ Thái Lan với 722 triệu USD, Trung Quốc 226 triệu USD, Hoa Kỳ 80 triệu USD…
Bão tới... nhiều thiệt hại trong khi gần Tết. Bản tin VietnamNet kể về tình hình “Bão số 1 áp sát miền Tây: Sập nhà, 1 người chết...” Do ảnh hưởng của bão số 1, các khu vực miền Tây liên tục có mưa gây thiệt nặng nề đã có người chết, bị thương, nhà cửa sập ở nhiều nơi.
Giáo dục thể chất sẽ dạy suốt 12 năm... Báo Giáo Dục & Thời Đại cho biết rằng trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, thời lượng học Giáo dục thể chất chiếm tỉ lệ từ 6% đến 7% tổng thời lượng học; tăng 35 tiết
Mấy ngày Tết dương lịch, dân chúng ra đường vui chơi tưng bừng... thế là thêm tai nạn.
Tết Dương Lịch, còn gọi là Tết Tây, bây giờ đã trở thành truyền thống ngày lễ đầu năm dương lịch tại Việt Nam. Tuần lễ này, tức là bắt đầu vào năm 2019, ngày đầu năm là Thứ Ba ngày 1 tháng 1 năm 2019.
Hôm nay là ngày đầu năm, Thứ Ba 1/1/2019... và là những bữa tiệc tưng bừng tiễn đưa năm cũ để đón mừng năm mới.
Cuối năm lúc nào cũng bận rộn, và cũng nhiều nỗi lo... Dù là bạn ở Sài Gòn hay Hà Nội, ở Cần Thơ hay Đà Nẵng... Báo Lao Động kể: Cuối năm, hàng loạt những vụ lừa ở bán đảo Cà Mau khiến nhiều người mất tiền oan.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.