Hôm nay,  

Giá Đất Đắt Như Vàng, Cán Bộ Bỏ Sở Đi Chơi...

4/10/201819:54:00(View: 3035)
Xuân Niệm
 

Giá đất tại đảo Phú Quốc tăng như vàng khiến cho những con buôn đổ xô đi mua đất với giá 800 triệu đồng mà bán lại tới 18 tỉ đồng, theo bản tin của Zing.vn cho biết hôm 10 tháng 4. Bản tin Zing kể như sau.

Khi đảo ngọc Phú Quốc sắp trở thành đặc khu kinh tế, giá đất tại đây đã tăng mạnh, giao dịch cũng tăng tuy nhiên phía chính quyền không bình luận về chuyện giá đó là thật hay ảo.

Ngày 9/4, ông Nguyễn Tấn Phong, Phó giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Phú Quốc (Kiên Giang), cho biết từ tháng 9/2017 đến nay, mỗi tháng đơn vị tiếp nhận khoảng 1.000 hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

Như vậy, bình quân mỗi ngày, văn phòng này tiếp hơn 30 khách đến giao dịch trong thời điểm giá đất "cực sốt". Tuy nhiên, theo ghi nhận của Zing.vn, lượng khách thực tế đến giao dịch trong ngày khoảng 300-400 người.

Nhân viên tiếp thị đất tràn ra vỉa hè đường

Dọc theo những tuyến đường chính của đảo Phú Quốc, từ thị trấn An Thới lên xã Hàm Ninh, Dương Tơ, Cửa Dương, Cửa Cạn đến Gành Dầu xuất hiện hàng nghìn áp phích ghi nội dung bán đất nền, "đất công" (một công tương đương 1.000 m2) được treo, dán trên trụ điện, cành cây.

Cách nhau vài km đều có một nhóm 2-5 người che dù ngồi cạnh những tấm bảng rao bán đất của các doanh nghiệp bất động sản. Các dự án nhà ở này thường chỉ rộng 2-3 ha, được chủ mua theo dạng "đất công" rồi phân lô bán nền.

Đó là chuyện con buôn đất đai lợi dụng tình hình để thủ lợi, nhưng ở VN dường như chỗ nào cũng có những điều bất tường xảy ra. Chăng hạn tại tỉnh Thanh Hóa, 25 cán bộ xã bỏ nhiệm sở đi du lịch thoải mái không cần biết đến trách nhiệm đối với dân là gì. Cũng bản tin trên Zing ngày 10 tháng 4  kể chuyện lạ đời này như sau.

 Hàng chục cán bộ xã Hoằng Lưu (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) bỏ nhiệm sở, đi tham quan, du lịch trong nhiều ngày.

Sáng 9/4, người dân đến UBND xã Hoằng Lưu (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) để liên hệ công việc thì thấy trụ sở vắng hoe.

Khu vực để xe của UBND xã chỉ vẻn vẹn có 5 chiếc xe máy, không có người dân nào đến giao dịch như bình thường. Nhiều phòng làm việc của cán bộ đều trong tình trạng cửa đóng, then cài.

Bức xúc vì công việc bị gián đoạn, người dân tìm hiểu và nắm được cán bộ xã này đã đi du lịch. "Chúng tôi rất bức xúc khi lên xin xác nhận giấy tờ, giao dịch thì không có cán bộ làm, hoặc có làm cũng không đầy đủ vì nhiều cán bộ đi du lịch từ tuần trước", một người dân phản ánh.


Ông Lương Hữu Hoan, Bí thư đảng ủy xã Hoằng Lưu, xác nhận có việc đoàn cán bộ xã gồm 25 người đi tham quan các mô hình trồng rau, nuôi trồng thủy sản và đi du lịch ở Đà Lạt (Lâm Đồng) và Nha Trang (Khánh Hòa) từ thứ năm (ngày 5/4) đến chiều thứ hai (9/4).

Thành phần đi có các cán bộ Phó bí thư Thường trực; Phó chủ tịch UBND xã; Phó chủ tịch HĐND; cán bộ địa chính; Chủ tịch Hội phụ nữ; Chủ tịch Hội nông dân; Bí thư đoàn thanh niên xã. Ngoài ra, đoàn đi còn còn 18 cán bộ, nhân viên các hội, đoàn thể đang làm việc trong UBND xã.

Nhưng khốn khổ nhất là một phụ nữ tại tỉnh Bến Tre chịu đựng quá mức nên đành phải ra tòa xin ly dị ông chồng tối ngày cứ trong tù ở. Bản tin Zing hôm 10 tháng 4 kể lại như sau.

Chỉ trong vòng 10 năm mà người chồng đã năm lần bị kết án tù và phải đi thụ án…

Chị Hạnh và anh Quân cùng ngụ huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre), quen biết và chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 2006. Đến đầu năm 2008 thì anh chị đăng ký kết hôn.

Chỉ ít lâu sau, anh Quân phạm tội và bị bắt, bị khởi tố, truy tố, kết án. Sau đó, nhiều lần vừa chấp hành xong hình phạt tù, ra ngoài thì anh lại phạm tội mới và bị bắt. Từ lúc kết hôn đến nay, anh Quân đã năm lần bị kết án tù và phải đi thụ án.

Gần đây, chị Hạnh đã nộp đơn xin ly hôn ra TAND huyện Giồng Trôm (nơi có trại giam Châu Bình mà anh đang thụ án). Chị trình bày do chồng quanh năm suốt tháng ở trong trại giam nên dù là vợ chồng nhưng anh chị không có điều kiện quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Hai đứa con chung của anh chị cũng chỉ do một tay chị chăm sóc từ đó đến nay.

Bên cạnh yêu cầu ly hôn, chị Hạnh yêu cầu được tiếp tục nuôi hai con và không yêu cầu anh Quân cấp dưỡng.

Làm việc với tòa, anh Quân thừa nhận rằng anh không có thời gian dành cho gia đình do anh nhiều lần phạm tội và phải chấp hành án ở nhiều trại giam. Những lúc anh ở trong trại, chị có dắt con đến thăm anh.

Lần gần nhất, chị có đến thăm chồng và nói muốn ly hôn. Anh thấy do anh không có điều kiện chung sống cũng như chăm sóc vợ con nên tình cảm vợ chồng ngày càng lệch lạc. Nay chị yêu cầu ly hôn và nuôi con chung thì anh cũng đồng ý. Anh xin được vắng mặt trong vụ giải quyết ly hôn do đang phải chấp hành án.

Cuộc đời quả thật có nhiều điều trớ trêu!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khủng hoảng y tế tại phía bắc đã tới mức kinh hoàng: sán lợn... Lợn là heo... Báo Đại Đoàn Kết kể: Trước tình hình trẻ nhiễm sán lợn liên tục gia tăng, nhiều bậc phụ huynh tại Thuận Thành- Bắc Ninh đã đưa con mình về Hà Nội để tiến hành xét nghiệm sán lợn. Được biết, chỉ riêng trong một buổi sáng ngày 18/3, đã có gần 400 trẻ đến Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương để làm xét nghiệm sán lợn. Các bác sĩ đã bắt đầu là việc từ 5h sáng với 10 bàn khám và Viện hẹn các gia đình sau 1 đến 3 ngày sẽ có kết quả xét nghiệm.
Gian lận điểm... Báo Công Lý ghi nhận: Vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia sau khi cơ quan chức năng công bố kết quả điều tra cho thấy tại Hòa Bình đã có 140 bài thi trắc nghiệm của 56 thí sinh bị can thiệp tẩy xóa để nâng điểm. Danh sách các địa phương gian lận điểm còn có Sơn La, Hà Giang.
Vậy là tròn 145 năm ký kết Hiệp ước Giáp Tuất -- một bản văn ký năm 1874 và là bản hiệp định thứ hai giữa triều Nguyễn và Pháp, cắt nhiều tỉnh Nam Bộ cho quân Pháp.
Báo Dân Trí ghi nhận tình hình đầu tư: Ông Philipp Roesler (46 tuổi) là người Đức gốc Việt, từng giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ của Chính phủ Đức. Ông vừa nhận lời về Việt Nam làm việc với tư cách là Chủ tịch Hội đồng cố vấn Quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital Ventures.
Tìm công nhân không dễ, đặc biệt với ngành chế biến thủy sản. Báo Tuổi Trẻ kể rằng TP.SG, ĐBSCL 'đỏ mắt' tìm công nhân chế biến thủy sản...Nhiều nhà máy chế biến thủy sản ở TP.SG, ĐBSCL vẫn thiếu lao động trầm trọng. Doanh nghiệp nói đã tăng lương, trong khi công nhân thủy sản nói phải chuyển nghề vì cuộc sống bấp bênh.
Samsung là đại gia Hàn quốc bước vào trong làng công nghiệp Việt Nam... Không chỉ là tạo ra hàng chục ngàn việc làm, nhưng cũng là một động cơ cho nhiều công ty phụ trợ...
Bác sĩ công rủ nhau rời bỏ bệnh viện công, để ra làm việc cho bệnh viện tư… Thế là, khủng hoảng.
Cõi này đầy những bất an... Ngay như người có tiền cũng chưa chắc được an toàn. Báo Tổ Quốc kể chuyện Long An, “ Vụ kẻ trộm sát hại chồng, vợ tự vệ khiến trộm chết: Đối tượng trộm cắp có nợ tiền nạn nhân”...
Cúp nước nhiều quận huyện, thôi thì phải chịu. Bản tin VnExpress kể: Bảy quận huyện TP SG bị cúp nước cuối tuần. Hàng trăm nghìn hộ dân sẽ bị cắt nước hoặc nước yếu trong 4 giờ để sửa chữa nhà máy nước Thủ Đức.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 3 vừa mới qua đi... nhưng hẳn là kỷ niệm về Ngày Phụ Nữ vẫn còn in sâu trong lòng mọi người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.