Hôm nay,  

Bắt Trẻ Đồng Xanh

1/29/201800:00:00(View: 4078)
Xuân Niệm
 

Bạn còn nhớ cuốn tiểu thuyết Bắc Trẻ Đồng Xanh? Tác giả là Jerome David "J.D." Salinger bản  dịch Việt là Ni sư Thích Nữ Trí Hải...

Đó là một cuốn tiểu thuyết thơ mộng cực kỳ...

Hôm Thứ Bảy 27/1/2010 là ngày nhà văn Salinger từ trần... Nghĩa là, tuần lễ này là giỗ thứ tám.

Theo Tự Điển Bách Khoa Mở sau đây là thông tin về tác giả.

Jerome David "J.D." Salinger (1 tháng 1 năm 1919 - 27 tháng 1 năm 2010) là một nhà văn người Mỹ, nổi tiếng với tiểu thuyết Bắt trẻ đồng xanh (Tiếng Anh The Catcher in the Rye, xuất bản năm 1951) cũng như với cá tính khép kín của mình. Từ năm 1965, ông không còn xuất bản bất cứ tác phẩm nào, và không xuất hiện trên các bài phỏng vấn từ năm 1980.

Sinh ra ở Bronx, J.D Salinger bắt đầu sáng tác truyện ngắn từ thời trung học và đã có vài truyện được in trong khoảng đầu những năm 1940, trước khi ông tham gia vào Thế chiến II. Năm 1948, truyện ngắn được đánh giá cao "A Perfect Day for Bananafish" (Tạm dịch: Ngày hoàn hảo cho cá chuối) của ông được trên tạp chí Người New York. Đây chính là nền tảng cho nhiều tác phẩm của ông sau này. Tiểu thuyết "Bắt trẻ đồng xanh" được xuất bản năm 1951 và lập tức được sự tán thưởng nhiệt liệt.

Thành công của "Bắt trẻ đồng xanh" khiến J.D. Salinger trở thành tâm điểm chú ý, và vì thế càng trở nên khép kín hơn. Lượng tác phẩm xuất bản của ông trở nên thưa thớt. Sau "Bắt trẻ đồng xanh", ông có "Nine Stories" (9 câu chuyện, 1953) - một tuyển tập truyện ngắn, "Franny and Zooey" (1961), hai tiểu thuyết ngắn "Raise High the Roof Beam, Carpenters" và "Seymour: An Introduction" (1963). Tác phẩm cuối cùng của ông, tiểu thuyết ngắn "Hapworth 16, 1924" xuất hiện trên Người New York vào 19 tháng 6 năm 1965.

Về sau này, dư luận tiếp tục hướng sự chú ý vào J.D. Salinger, một điều mà ông không mong muốn. Đầu tiên là vụ kiện tụng với nhà viết tiểu sử Ian Hamilton vào những năm 80, sau đó là cuối hồi ký của hai người thân thiết với ông: Joyce Maynard, người tình cũ và con gái Margaret Salinger. Salinger qua đời do tuổi già tại nhà của ông ở tiểu bang New Hampshire.

Trong khi đó, trang Wikipedia về tiểu thuyết này ghi nhận trích như sau.

Bắt Trẻ Đồng Xanh (tiếng Anh: The Catcher in the Rye) là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Mỹ J. D. Salinger. Tác phẩm dùng cách tường thuật ở ngôi thứ nhất, cũng là nhân vật chính của truyện, Holden Caulfield, kể lại câu chuyện của Holden trong những ngày cậu ở thành phố New York sau khi bị đuổi khỏi Pencey Prep, một trường dự bị đại học.

Xuất bản lần đầu tiên tại Hoa Kỳ năm 1951, tác phẩm này đã gây ra tranh cãi lớn vì đã sử dụng nhiều ngôn từ tục tĩu, mô tả tâm lý chán chường và vấn đề tình dục của vị thành niên. Nhân vật chính của Bắt trẻ đồng xanh, Holden Caulfield, đã trở thành hình tượng cho sự nổi loạn và thách thức của thanh thiếu niên Mỹ.

Trong lần xuất bản đầu tiên, Bắt trẻ đồng xanh chủ yếu dành cho độc giả là người lớn nhưng sau đó cuốn tiểu thuyết đã được đưa vào chương trình giảng dạy bậc trung học của nhiều nước nói tiếng Anh và cũng được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ chính trên thế giới. Mỗi năm có trung bình khoảng 250.000 bản sách của tác phẩm được bán ra, tính tổng cộng đến nay là khoảng 65 triệu ấn bản[6]. Tác phẩm này đã được tạp chí Time đưa vào danh sách 100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất từ năm 1923 đến nay.

...Bản dịch đầu tiên do Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch xuất bản tại nhà xuất bản Lá Bối (miền Nam Việt Nam) khoảng năm 1964 - 1965. Bản dịch này được Nhà xuất bản Văn học và Công ty Nhã Nam tái bản có sửa chữa năm 2008.

Nơi đây, xin chân thành tường nhớ nhà văn Jerome David "J.D." Salinger.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Phế liệu liên tục vào Việt Nam... Tuy nhiên, có một phế liệu khổng lồ mà chẳng ai nhắc tới: chủ nghĩa xã hội kiểu Mác-Lê-Mao-Hồ vẫn còn nhức nhối.
Vậy là phải giảm bớt tệ nạn rượu bia, trước tiên là hạn chế quảng cáo. Báo Nghệ An kể: Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã thống nhất với quy định "cấm quảng cáo rượu, bia trên 15 độ cồn".
Cháy một nhà nhưng hại tới mấy chục gia đình… Đó là trường hợp ở Hà Nội. Bản tin VietnamNet kể: Biển lửa thiêu rụi nhà trọ ông Hiệp 'khùng', 70 người thành vô gia cư. Ngọn lửa lớn thiêu rụi 24 căn phòng nhà trọ của ông Nguyễn Thế Hiệp (Đê La Thành, Hà Nội), sau một đêm hơn 70 người đang được ở miễn phí nhà ông trở thành vô gia cư.
Giáo dục là đề tài đang được quan tâm. Do vậy, Giải Sách Hay 2018 trao cho 2 cuốn sách về dạy con.
Môi trường là nan đề nhức nhối. Báo Người Đô Thị kể: “Nguồn nước cho cư dân Sài Gòn: Ô nhiễm cấp độ mới, xử lý an toàn nhưng vẫn... lo.”
Giáo dục, giáo dục... Tới lúc cần nhìn lại, từ nhiều hướng. Bản tin SOHA kể: Giảng viên trường Sư phạm: Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại dựa vào mô hình quá cũ, đã bị vượt qua.
Thịt chó, thịt chó, thịt chó... Bỏ thì bỏ, khó gì đâu... Vậy là, Hà Nội bây giờ mới ý thức rằng cần phải dẹp bỏ thực đơn thịt chó.
Có những người uy quyền hơn công an... thí dụ như ở tỉnh Gia Lai, bà giữ xe trước cổng có quyền lực gọi là siêu tốc để làm giấy tờ...
Hóa ra còn có chuyện chữ Mường... Các nhà nghiên cứu nghĩ ra chữ Mường, nhưng dân sắc tộc Mường đa số không biết chữ này. Thôi thì, phải học cả 2 thứ chữ: Việt và Mường?
Thần lửa vẫn gây kinh hoàng… Có vẻ như vấn đề an toàn không được chú ý… Báo Tiền Phong kể: Hiện trường vụ cháy kinh hoàng tại quán bar trung tâm Đà Nẵng… Đến 9h30 sáng nay, lực lượng chức năng đã cơ bản khống chế được đám cháy xảy ra tại quán bar Leo tại số 15-17 (đường Lê Duẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng). Thông tin ban đầu, vụ cháy không có thiệt hại về người, nhưng toàn bộ quán bar bị thiêu rụi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.