Hôm nay,  

Robot, Xin Lỗi, Nhầm Thuốc, Hoàng Sa, BOT, Hãng Xe

19/01/201800:00:00(Xem: 3280)
Xuân Niệm

 

Vậy là robot tới Sài Gòn, làm một tiếp viên nhà hàng... điều này gợi lên suy nghĩ rằng, hàng chục triệu công nhân Việt Nam được chính phủ chuẩn bị kỹ năng gì, khi các hãng xưởng FDI và VN sử dụng robot vào các dây chuyền sản xuất. Phải thay đổi mới theo kịp xứ người, nhưng làm cách nào để thăng tiến cả trăm triệu người dân mới là nan đề.

Bản tin Dân Việt/VNE kể về nhà hàng đầu tiên ở TP.SG thử nghiệm robot phục vụ: Nhiều thực khách hào hứng khi thấy con robot chào hỏi, giới thiệu các món ăn và bưng bê như một nhân viên bình thường. Robot có tên cô Ba, đang được đưa vào hoạt động tại một nhà hàng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP.SG).

Robot này do một nhóm bạn trẻ hiện là nghiên cứu sinh tại một trường đại học trong thành phố thiết kế...

Báo Lao Động nêu một vấn đề văn hóa: Va chạm giao thông, thay vì nói lời xin lỗi thì nhiều người giải quyết với nhau bằng nắm đấm. Nét văn hóa, ứng xử tối thiểu như lời xin lỗi, tiếng cảm ơn vẫn là một thứ xa xỉ với không ít người Việt.

Bản tin VietnamNet kể chuyện Hà Nội: Bé 8 tháng nguy kịch nghi do tiêm nhầm thuốc.

Ít phút sau khi tiêm, bé T. cứng đờ, tim ngừng đập, môi tím tái và hiện vẫn hôn mê, nguy kịch.

Đó là tai họa y khoa xảy ra theo lời Chị Trịnh Thanh Hải (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, chiều 15/1 chị đưa con gái là Nguyễn Hoàng T. (8 tháng tuổi) vào BV Đa khoa Đông Anh khám do sốt cao...

Bản tin GiadinhNet kể: trong tháng 1/2018, Bộ GD&ĐT sẽ công bố Dự thảo Chương trình môn học để lấy ý kiến toàn xã hội.

...Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên môn Ngữ văn cho biết, môn Ngữ văn sẽ chú trọng hình thành phương pháp đọc hiểu, cách tạo lập văn bản, thực hành, vận dụng nhiều kiểu loại văn bản khác nhau, cách trình bày, nhằm phát triển năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ của người học. Môn Ngữ văn trong chương trình mới ở cấp THPT sẽ chỉ có 6 tác phẩm văn học bắt buộc: Bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn Độc lập. Các tác phẩm khác, học sinh sẽ học dưới dạng đọc thêm, bài tham khảo…

Bản tin VOV kể về tham nhũng từ cán bộ liên hệ chuyện đổi đất: Theo Tổng kiểm toán Nhà nước (KTNN) - ông Hồ Đức Phớc, dù ít bị dư luận lên tiếng chỉ trích nhưng hình thức đầu tư BT (đầu tư đổi đất lấy hạ tầng) lại dễ bị bóp méo, biến tướng do thiếu công khai, minh bạch.

Đầu tư theo hình thức BT đang tạo ra những khoản sinh lời vô cùng lớn từ cơ hội sở hữu “đất vàng”. Hầu hết các dự án được giao đất trước khi hoàn thành công trình, giá đất lúc đó thấp hơn nhiều so với đơn giá đất tại thời điểm bàn giao công trình, dẫn đến việc thanh toán không đảm bảo nguyên tắc ngang giá, làm lợi cho nhà đầu tư, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

BBC kể rằng Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Công điện ngày 18/1/2018, bày tỏ quan điểm cứng rắn về xử lý "các đối tượng xấu lợi dụng kích động, chống phá" tại các trạm thu phí BOT.

Văn bản nhấn mạnh không để "các đối tượng xấu càng lợi dụng, lấn tới, tiềm ẩn những hành vi gây mất an ninh trật tự, kể cả các tổ chức phản động lợi dụng phá hoại".

Nghĩa là, bàn tay sắt, bất kể tiếng than của người dân.

Bản tin VOA kể: Nhiều người Việt Nam chia sẻ trên mạng xã hội thông tin cho hay một chương trình biểu diễn nghệ thuật của Trung Quốc sẽ được tổ chức trùng vào dịp tưởng niệm cuộc hải chiến Hoàng Sa, và họ bày tỏ phẫn nộ về sự trùng hợp này.

Thông tin trên vé cho biết Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch Việt Nam cùng Đại sứ quán Trung Quốc sẽ tổ chức chương trình biểu diễn của “đoàn nghệ thuật Nội Mông, Trung Quốc”, nhân dịp “kỷ niệm 68 năm” ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Trung, 18/1/1950.

Dù vậy, ngư dân vẫn hướng về Hoàng Sa. Báo Tuổi Trẻ kể: Hai năm kể từ ngày khởi công, công trình "Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa" trên đảo Lý Sơn hướng về phía Hoàng Sa với dòng chữ "Hẹn gặp lại Hoàng Sa", nằm trong chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa - Trường Sa" vẫn còn ở giai đoạn khởi công.

...Những ngư dân Lý Sơn đã không màng nguy hiểm, vượt sóng đến tận Hoàng Sa, lặn lội vào đảo để mang về cả tấn cát Hoàng Sa cho ngày khởi công, đặt viên đá đầu tiên của công trình.... Tại lễ khởi công "Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa", chúng tôi đã rất trân trọng bê những chiếc bình đựng hạt cát Hoàng Sa đổ vào chân viên đá đầu tiên.

Báo Thanh Niên kể: Học sinh nguy kịch nghi do uống trà sữa không rõ nguồn gốc...

Lúc 2 giờ sáng nay 18.1, bênh nhi Trần Tú Uyên (14 tuổi, trú xã Cam An Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã được Bệnh viện (BV) tỉnh Khánh Hoà chuyển viện đến BV Nhi đồng 1 (TP.SG).

Một bác sĩ Khoa Cấp cứu BV Nhi đồng 1 cho biết bệnh nhi nhập viện trong tình trạng tổn thương gan, thận, suy hô hấp, thở máy. Chẩn đoán ban đầu cho thấy bệnh nhi bị nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa, chưa dám khẳng định ngộ độc.

Báo Một Thế Giới kể: Cô giáo xinh ăn đòn vì bị bắt quả tang đi khách sạn với chồng bạn thân ở quận 5, TP.SG.

Không chỉ dùng nón bảo hiểm đánh ghen và phang cả gã chồng trăng hoa, cô vợ tên B còn đăng bài bốc phốt bạn thân tên L.T.N trên Facebook.

Báo Tiền Phong kể: Sau Toyota, Honda, hàng loạt hãng xe đã tạm dừng nhập khẩu...

Lượng xe nhập khẩu về Việt Nam đã giảm sút cực nhanh thời điểm đầu năm 2018. Nguyên nhân bởi hàng loạt hãng xe bị vướng Nghị định 116 nên đã chính thức tạm ngừng xuất khẩu xe sang Việt Nam từ đầu năm nay.

Coi chừng vé tàu giả. Báo Hà Nô Mới kể: Vé tàu Tết đang được bán với giá tăng gấp nhiều lần trên các trang mạng xã hội, nhưng phần lớn là vé giả.

Việc khan hiếm vé tàu hỏa của Đường sắt Việt Nam đã đẩy giá bán của nó trên mạng xã hội lên cao. Trên website, diễn đàn..., nhiều người đăng bán lại vé của mình với nhiều lý do khác nhau, như "ở lại không muốn về nữa", "có việc đột xuất không thể về", "về vào ngày khác nên sang nhượng lại", "đã đặt vé máy bay"... với điểm chung là giá cao gấp đôi, thậm chí gấp ba so với số tiền gốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vậy là tăng giá xăng dầu... Vậy là tất cả hàng hóa đều sẽ tăng giá, vì tiền vận chuyển đều tăng vọt.
Vậy là cầm nhầm… không phải trộm sao? Phạt hay đưa ra tòa? Hay tha? VietnamNet kể rằng một nữ nhân viên Tân Sơn Nhất 'cầm nhầm' túi nữ trang của khách: Nhặt được túi của khách để quên, nhân viên vệ sinh sân bay Tân Sơn Nhất đem một phần nữ trang đi cầm đồ lấy 20 triệu đồng.
Rừng bị phá cũng là chuyện bình thường, trong khi nhà dân bị xua đuổi, bứng đi mới là chuyện lạ nhưng vẫn xảy ra đều đặn.
Báo Lao Động kể về nỗi băn khoăn khi cứ lấy tiền phạt ra hù dọa học trò và thầy cô... Theo PGS-TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, trong nhà trường, ngoài giáo dục về văn hoá, trí tuệ thì cần cả giáo dục về đạo đức, phẩm chất và mối quan hệ xã hội. Trong giáo dục không phải như thị trường để khi vi phạm luật trật tự trị an có thể phạt bằng tiền.
Kinh tế tăng tốc... đó là cái nhìn chung của các doanh nghiệp quốc tế tại Việt Nam. Nhưng vẫn có một số lĩnh vực quan ngại.
Bằng giả, bằng giả... tới một lúc, tìm người có văn bằng thật sẽ hiếm hoi. Báo SGGP kể chuyện: Dịch vụ làm bằng giả công khai hoạt động. Chưa bao giờ việc mua bằng giả lại dễ dàng đến như vậy. Không ít người đã sử dụng những tấm bằng giả này để hoàn thiện hồ sơ xin việc, chứng minh trình độ học vấn… nhằm lọt qua mắt các nhà tuyển dụng, cơ quan, tổ chức
Giáo viên đánh học trò sẽ bị phạt 30 triệu đồng? Cũng là điều để suy nghĩ... Bản tin Zing nêu câu hỏi: 'Lương giáo viên không đủ sống lấy đâu nộp phạt đến 30 triệu đồng?' PGS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng GD&ĐT - cho hay điều 32 quy định giáo viên xúc phạm nhân phẩm, thân thể học sinh có thể bị phạt lên đến mức cao nhất 30 triệu đồng không cần thiết và không khả thi, dù xuất phát từ ý tưởng tốt là có chế tài ngăn chặn bảo lực học đường. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT chỉ đưa ra định lượng phạt nhưng không định lượng được mức độ của hình phạt ra sao và lý giải được định nghĩa “thế nào là xâm phạm”?
Có phải Việt Nam đang thiếu Giáo sư Tiến sĩ? Hay là quá dư? Có phải Việt Nam đang thiếu nhà phát minh khoa học? Hay thiếu tài năng để tranh Giải Nobel?
Hành hung phóng viên… chuyện xảy ra tại Hà Đông… Bản tin Infonet kể chuyện 2 phóng viên bị hành hung: Hội nhà báo đề nghị cơ quan Công an trả lời.
Giải Nobel, tới mùa Giải Nobel loan báo rồi. Bản tin VOA kể: Hai nhà khoa học James P. Allison, người Mỹ và Tasuku Honjo, người Nhật, ngày 1/10 được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm thông báo đoạt giải Nobel Y học năm 2018, nhờ phương pháp tiếp cận mới trong điều trị ung thư, theo Reuters. Các công trình của hai nhà khoa học trong những năm 1990 đã tìm ra “liệu pháp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch”, giúp điều trị các bệnh ung thư ác tính và ung thư phổi, vốn từ trước đến nay đã rất khó điều trị.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.